Thương nhân phân phối xăng dầu có được kinh doanh trong thời gian chờ cấp mới giấy phép kinh doanh xăng dầu hay không?
- Thương nhân phân phối xăng dầu có phải là thương nhân kinh doanh xăng dầu hay không? Kinh doanh xăng dầu là gì?
- Thương nhân phân phối xăng dầu có được kinh doanh trong thời gian chờ cấp mới giấy phép kinh doanh xăng dầu hay không?
- Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Thương nhân phân phối xăng dầu có phải là thương nhân kinh doanh xăng dầu hay không? Kinh doanh xăng dầu là gì?
Thương nhân phân phối xăng dầu có phải là thương nhân kinh doanh xăng dầu hay không?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP:
10. Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
Theo đó, thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân kinh doanh xăng dầu theo quy định.
Kinh doanh xăng dầu là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì:
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:
- Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
- Sản xuất và pha chế xăng dầu;
- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
- Dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Thương nhân phân phối xăng dầu có phải là thương nhân kinh doanh xăng dầu hay không? Kinh doanh xăng dầu là gì? (Hình từ Internet)
Thương nhân phân phối xăng dầu có được kinh doanh trong thời gian chờ cấp mới giấy phép kinh doanh xăng dầu hay không?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu
....
d) Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu hết hiệu lực thi hành, thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại điểm a khoản này và gửi về Bộ Công Thương trước ít nhất ba mươi (30) ngày làm việc, trước khi Giấy xác nhận hết hiệu lực.
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu hết hiệu lực thi hành, thương nhân phân phối xăng dầu phải lập hồ sơ và gửi về Bộ Công Thương trước ít nhất ba mươi (30) ngày làm việc, trước khi Giấy xác nhận hết hiệu lực.
Sau đó, Bộ Công Thương mới tiến hành xem xét và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu cho thương nhân.
Như vậy, về mặt nguyên tắc nếu thương nhân phân phối xăng dầu gửi hồ sơ xin cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu trong thời gian ít nhất ba mươi (30) ngày làm việc, trước khi Giấy xác nhận hết hiệu lực thì lúc này thương nhân vẫn đủ điều kiện hoạt động.
Tuy nhiên, nếu kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực thì sẽ phải chịu rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu:
Hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
b) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu;
d) Kinh doanh xăng dầu không đúng nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Bị bãi bỏ
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, việc kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?