Thương nhân sản xuất, pha chế xăng dầu được yêu cầu về năng lực thử nghiệm thế nào? Thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu thực hiện ra sao?
Thương nhân sản xuất, pha chế xăng dầu được yêu cầu về năng lực thử nghiệm thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN có quy định về yêu cầu đối với năng lực thử nghiệm của thương nhân sản xuất, pha chế xăng dầu như sau:
- Có đủ trang thiết bị thử nghiệm để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2015/BKHCN; xây dựng, áp dụng và duy trì hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng đối với phòng thử nghiệm xăng dầu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017 (ISO/IEC 17025:2017) hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 : 2005;
- Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có thực hiện pha chế xăng dầu nhưng chưa có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải đầu tư thiết bị bảo đảm đủ năng lực kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Trong thời gian đầu tư thiết bị thử nghiệm, thương nhân được phép thuê phòng thử nghiệm đáp ứng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và có đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có thay đổi, bổ sung hoặc thay thế, thương nhân sản xuất, pha chế xăng dầu thực hiện đầu tư thiết bị thử nghiệm theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thương nhân sản xuất, pha chế xăng dầu được yêu cầu về năng lực thử nghiệm thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu gồm các giấy tờ và tài liệu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN Có quy định thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu (theo Mẫu 3. ĐĐK quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BKHCN);
Tải mẫu Mẫu 3. ĐĐK đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu: Tại đây
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu) hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);
- Bản sao Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;
- Bản thuyết minh năng lực của từng cơ sở pha chế xăng dầu gồm các thông tin cơ bản sau:
+Tên xăng dầu thành phẩm; Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng và chứng chỉ chất lượng phù hợp với bản công bố của loại xăng dầu thành phẩm được pha chế tại cơ sở;
+ Phương pháp pha chế được sử dụng và hệ thống bồn bể, thiết bị tương ứng;
+ Bảng kê khai chủng loại, chất lượng và xuất xứ các nguyên liệu, phụ gia dùng trong quá trình pha chế các loại xăng dầu thành phẩm;
+ Năng lực phòng thử nghiệm hiện có tại cơ sở pha chế;
+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng xăng dầu pha chế.
Thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN thì thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu thực hiện như sau:
Bước 1: Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Bước 2: Thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu (theo Mẫu 4. GCN quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BKHCN) cho cơ sở pha chế xăng dầu với thời hạn hiệu lực không quá năm (05) năm kể từ ngày cấp.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải thẩm định thực tế, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn thẩm định thực tế tại thương nhân đầu mối.
Chi phí phục vụ hoạt động thẩm định của chuyên gia hoặc đoàn thẩm định do thương nhân đầu mối chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ hồ sơ đăng ký, biên bản thẩm định thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu (nếu có), trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu (theo Mẫu 4. GCN quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này) cho cơ sở pha chế xăng dầu với thời hạn hiệu lực không quá năm (05) năm kể từ ngày cấp.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho thương nhân đầu mối;
Lưu ý: Ba (03) tháng trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, nếu tiếp tục pha chế xăng dầu, thương nhân đầu mối làm thủ tục đăng ký lại
Trường hợp điều chỉnh, bổ sung cơ sở pha chế xăng dầu, thương nhân đầu mối nộp hồ sơ giống với hồ sơ đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?