Thương nhân Việt Nam có được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài không?
- Thương nhân Việt Nam có được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài không?
- Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thì phải nộp hồ sơ thế nào?
- Việc thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam được thực hiện thông qua ai?
Thương nhân Việt Nam có được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài không?
Quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam được quy định tại Điều 73 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
Thương nhân Việt Nam được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 158/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP) quy định:
Thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
1. Thương nhân Việt Nam có quyền tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
...
Như vậy, theo quy định thì thương nhân Việt Nam có quyền tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
Thương nhân Việt Nam có được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thì phải nộp hồ sơ thế nào?
Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 5a Nghị định 158/2006/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP) như sau:
Thông báo liên thông giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
1. Trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, phải nộp hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương theo một trong ba cách: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản thông báo về việc liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài;
b) Biên bản hợp tác giữa Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài hoặc thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài có xác nhận của cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.
2. Sở Giao dịch hàng hóa gửi 01 bộ hồ sơ thông báo về Bộ Công Thương chậm nhất 30 ngày kể từ ngày ký Biên bản hợp tác với Sở Giao dịch hàng hóa tại nước ngoài. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo của Sở Giao dịch hàng hóa về liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, Bộ Công Thương có văn bản phản hồi đến Sở Giao dịch hàng hóa nếu hồ sơ thông báo chưa đầy đủ. Sau thời hạn trên, nếu Sở Giao dịch hàng hóa không nhận được văn bản phản hồi từ Bộ Công Thương có nghĩa là hồ sơ thông báo của Sở Giao dịch hàng hóa đã đầy đủ, hợp lệ.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thì phải nộp hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương.
Hồ sơ thông báo bao gồm các nội dung dưới đây:
(1) Văn bản thông báo về việc liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài;
(2) Biên bản hợp tác giữa Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài hoặc thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài có xác nhận của cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.
Sở Giao dịch hàng hóa có thể nộp hồ sơ theo một trong ba cách:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua đường bưu điện;
- Gửi qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
Việc thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam được thực hiện thông qua ai?
Việc thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 158/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP) như sau:
Thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
...
2. Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm ban hành và công bố quy chế giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
3. Việc thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài được thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trên cơ sở tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối có liên quan.
4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thực hiện theo quy định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định, việc thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam được thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trên cơ sở tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?