Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú là cơ quan nào?
- Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú là cơ quan nào?
- Nhiệm vụ của thường trực Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú được quy định thế nào?
- Thời hạn để thường trực Hội đồng cấp Nhà nước thông báo cho Hội đồng cấp dưới bổ sung hồ sơ chưa đúng quy định là bao lâu?
Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú là cơ quan nào?
Theo khoản 8 Điều 11 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
...
7. Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập để giúp Hội đồng thẩm định hồ sơ xét tặng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng về tính hợp lệ của hồ sơ; tổng hợp kết quả xét tặng của Hội đồng; hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
8. Đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thi đua, khen thưởng của cơ quan, tổ chức là thường trực Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”. Đối với Hội đồng cấp Nhà nước, Bộ Y tế là thường trực Hội đồng.
Theo quy định nêu trên thì đối với Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú thì Bộ Y tế là thường trực Hội đồng cấp Nhà nước.
Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của thường trực Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước
1. Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp Bộ, tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp Bộ, tỉnh trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu; gửi tài liệu quy định tại Điểm e, Điểm g Khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
...
Theo quy định nêu trên thì thường trực Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp Bộ, tỉnh trình;
- Tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu;
- Gửi tài liệu quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 18 Nghị định 41/2015/NĐ-CP đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
Thời hạn để thường trực Hội đồng cấp Nhà nước thông báo cho Hội đồng cấp dưới bổ sung hồ sơ chưa đúng quy định là bao lâu?
Theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Số lượng và thời gian gửi hồ sơ
1. Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu nộp 01 bộ hồ sơ về Hội đồng cấp cơ sở chậm nhất là ngày 01 tháng 7 của năm xét tặng.
2. Hội đồng cấp cơ sở nộp 02 hồ sơ xét tặng về Hội đồng cấp Bộ, tỉnh chậm nhất là ngày 15 tháng 8 của năm xét tặng.
3. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh nộp 02 hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước chậm nhất là ngày 15 tháng 10 của năm xét tặng.
4. Hồ sơ đề nghị xét tặng được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Thường trực Hội đồng quy định tại Điều 18 Nghị định này.
5. Thường trực Hội đồng các cấp tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định tại Điều 18 Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày làm việc Thường trực Hội đồng tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, Hội đồng cấp dưới để bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được thông báo, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cá nhân, Hội đồng cấp dưới phải hoàn thành việc bổ sung hồ sơ.
Căn cứ trên quy định trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định tại Điều 18 Nghị định 41/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày làm việc thường trực Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, Hội đồng cấp dưới để bổ sung hồ sơ.
Sau khi nhận được thông báo, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cá nhân, Hội đồng cấp dưới phải hoàn thành việc bổ sung hồ sơ.
Như vậy, thời hạn để thường trực Hội đồng cấp Nhà nước thông báo cho Hội đồng cấp dưới bổ sung hồ sơ chưa đúng quy định là trong thời hạn 10 ngày làm việc.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/xet-tang-thay-thuoc-uu-tu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/xet-tang-thay-thuoc-nhan-dan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/xet-tang-thay-thuoc-uu-tu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/xet-tang-thay-thuoc-nhan-dan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/xet-tang-thay-thuoc-nhan-dan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/VMK/quy-dinh-xet-tang-danh-hieu-thay-thuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NV/061022/thay-thuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NV/041022/thay-thuoc-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NV/041022/thay-thuoc-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NV/041022/thay-thuoc-1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu chương trình khung đào tạo lái xe 2025? Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đào tạo lái xe thế nào?
- Năm 2025, ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm thế nào?
- Điều chỉnh chương trình đầu tư công được thực hiện trong những trường hợp nào theo Luật Đầu tư công?
- Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
- Trong Đại thắng mùa Xuân 1975, có một chiến công đặc biệt xuất sắc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đó là chiến công nào?