Thường xuyên chứng kiến cảnh cha chửi mắng, đánh đập mẹ dã man trong nhiều năm thì phải làm sao?
Thường xuyên chứng kiến cha chửi mắng, đánh đập mẹ dã man trong nhiều năm thì phải làm sao?
Theo như bạn nói, ngoài việc chửi mắng, cha bạn còn đánh đập mẹ bạn với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) thì đây được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Trước đây, theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) thì việc cha bạn chửi mắng, đánh đập mẹ bạn cũng được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Theo Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:
Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Gọi điện, nhắn tin;
b) Gửi đơn, thư;
c) Trực tiếp báo tin.
3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Trường hợp phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực của cha, bạn phải báo tin cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 19 nêu trên.
Ban có thể báo tin thông qua các hình thức như: gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; trực tiếp báo tin.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 18 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình như sau:
Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Trường hợp phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực của cha, bạn phải báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc UBND cấp xã, hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư (trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố...) nơi xảy ra bạo lực.
Các cơ quan này có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Thường xuyên chứng kiến cảnh cha chửi mắng, đánh đập mẹ dã man trong nhiều năm thì phải làm sao?
Chồng chửi mắng, đánh đập vợ dã man trong nhiều năm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này."
Theo đó, chồng chửi mắng, đánh đập vợ dã man trong nhiều năm thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nếu việc đánh đập có sử dụng công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Buộc xin lỗi và trả chi phí khám chữa bệnh.
Chồng chửi mắng, đánh đập vợ dã man trong nhiều năm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Căn cứ Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:
"1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo."
Theo đó, chồng chửi mắng, đánh đập vợ dã man trong nhiều năm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?