Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu có trách nhiệm gì?
- Thuyền trưởng và người lái phương tiện được quy định như thế nào?
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu có trách nhiệm gì?
- Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa của thuyền trưởng và người lái phương tiện theo quy định pháp luật
Thuyền trưởng và người lái phương tiện được quy định như thế nào?
Tại khoản 19 và khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:
- Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người (Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” Từ này bị thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè (Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” Từ này bị thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu có trách nhiệm gì?
Theo Điều 67 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định:
Thuyền trưởng, người lái phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và khu neo đậu có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:
- Neo đậu phương tiện tại nơi do Cảng vụ bố trí.
- Tuân thủ nội quy cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các quy định về phòng chống thiên tai, phòng chống cháy, nổ, sự cố môi trường; chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ trong các trường hợp khẩn cấp.
- Phân công người trực ca để duy trì hoạt động của động cơ, thiết bị an toàn; thiết bị thông tin liên lạc; động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời sự cố mất an toàn.
- Trường hợp phát hiện trên phương tiện có người, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thực vật có khả năng gây bệnh phải báo ngay cho Cảng vụ hoặc chính quyền địa phương nơi có cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, cơ quan chức năng có liên quan và đưa phương tiện neo đậu tại khu vực riêng để có biện pháp xử lý.
- Trong quá trình xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách phải kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn lao động, nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, phải dừng ngay việc xếp, dỡ hàng hóa để có biện pháp khắc phục. Không xếp hàng hóa vượt quá kích thước của phương tiện, quá vạch dấu mớn nước an toàn, không nhận hành khách quá số lượng theo quy định.
- Chỉ được cho phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi phương tiện bảo đảm ổn định, điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi. Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự an toàn, an ninh của hành khách, phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài khi rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; sau khi rời cảng, bến thủy nội địa nếu có thay đổi về thuyền viên, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ nơi cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa.
- Không cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của phương tiện khác đi qua phương tiện mình.
- Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc bị thay đổi nơi neo đậu do các nguyên nhân khách quan, phải tiến hành ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và báo cho Cảng vụ biết.
- Thuyền trưởng, thuyền viên, người lái phương tiện đang hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có nghĩa vụ bắt buộc cứu người và phương tiện thủy bị tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
- Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, thuyền trưởng, thuyền viên hoặc người lái phương tiện bị nạn phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu người, tài sản, đồng thời thông báo cho Cảng vụ hoặc Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cảng, bến thủy nội địa để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Chấp hành sự huy động của Cảng vụ, Công an, chính quyền địa phương đưa phương tiện, thiết bị, dụng cụ tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
- Trường hợp phương tiện bị chìm đắm, sau khi cứu người, tài sản, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị đắm phải đặt báo hiệu theo quy định, tổ chức cảnh báo và báo cáo ngay cho chủ phương tiện để tiến hành trục vớt. Việc xử lý phương tiện, tài sản chìm đắm tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa áp dụng theo quy định của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa.
- Thuyền trưởng phương tiện thủy nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất; trường hợp cần treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, phải thông báo trước cho Cảng vụ.
Bến thủy nội địa
Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa của thuyền trưởng và người lái phương tiện theo quy định pháp luật
Theo Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật này.
- Thuyền trưởng tàu biển, tàu cá khi điều khiển tàu biển hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ. (Bổ sung cụm từ “tàu cá” sau cụm từ “tàu biển” khoản này được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?