Thuyền viên nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam có được phép rời tàu thuyền không?
- Thuyền viên nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam có được phép rời tàu thuyền không?
- Văn bản thuyền trưởng gửi Biên phòng cửa khẩu cảng sau khi đưa thuyền viên nước ngoài đi cấp cứu bao gồm những nội dung nào?
- Khi thuyền viên nước ngoài ra viện thì việc buộc xuất cảnh đối với thuyền viên được quy định thế nào?
Thuyền viên nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam có được phép rời tàu thuyền không?
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng như sau:
Người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng
...
5. Thuyền viên, hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, không được phép rời tàu thuyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Thuyền trưởng có trách nhiệm quản lý những thuyền viên, hành khách này tại tàu cho đến khi tàu thuyền rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Theo quy định trên, về nguyên tắc thuyền viên nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ không được phép rời tàu thuyền.
Tuy nhiên, nếu thuyền viên nước ngoài này đang trong tình trạng nguy hiểm và phải đi cấp cứu tại các cơ sở y tế của Việt Nam thì họ vẫn được rời tàu thuyền để nhập viện để chữa bệnh.
Và thuyền trưởng có trách nhiệm quản lý những thuyền viên, hành khách này tại tàu cho đến khi tàu thuyền rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Thuyền viên nước ngoài (Hình từ Internet)
Văn bản thuyền trưởng gửi Biên phòng cửa khẩu cảng sau khi đưa thuyền viên nước ngoài đi cấp cứu bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 28 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về thuyền viên, hành khách nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đi cấp cứu tại các cơ sở y tế của Việt Nam như sau:
Thuyền viên, hành khách nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đi cấp cứu tại các cơ sở y tế của Việt Nam
1. Sau khi đưa thuyền viên, hành khách đi cấp cứu, thuyền trưởng phải có văn bản gồm các nội dung sau đây gửi Biên phòng cửa khẩu cảng:
a) Khai báo đầy đủ thông tin, tình trạng sức khỏe của thuyền viên, hành khách;
b) Cam kết chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến chữa bệnh cho thuyền viên, hành khách, giám sát của các cơ quan chức năng Việt Nam và chi phí cho hoạt động rời khỏi lãnh thổ Việt Nam của thuyền viên, hành khách sau khi ra viện.
2. Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận văn bản của thuyền trưởng, lập hồ sơ vụ việc, không làm thủ tục nhập cảnh đối với thuyền viên, hành khách; thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan; cử cán bộ thực hiện giám sát trong thời gian thuyền viên, hành khách chữa bệnh.
...
Theo đó, văn bản thuyền trưởng gửi Biên phòng cửa khẩu cảng sau khi đưa thuyền viên nước ngoài đi cấp cứu bao gồm những nội dung sau:
+ Khai báo đầy đủ thông tin, tình trạng sức khỏe của thuyền viên, hành khách.
+ Cam kết chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến chữa bệnh cho thuyền viên, hành khách, giám sát của các cơ quan chức năng Việt Nam và chi phí cho hoạt động rời khỏi lãnh thổ Việt Nam của thuyền viên, hành khách sau khi ra viện.
Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp nhận văn bản của thuyền trưởng, lập hồ sơ vụ việc và sẽ không làm thủ tục nhập cảnh đối với thuyền viên.
Đồng thời Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan; cử cán bộ thực hiện giám sát trong thời gian thuyền viên, hành khách chữa bệnh.
Khi thuyền viên nước ngoài ra viện thì việc buộc xuất cảnh đối với thuyền viên được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về thuyền viên, hành khách nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đi cấp cứu tại các cơ sở y tế của Việt Nam như sau:
Thuyền viên, hành khách nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đi cấp cứu tại các cơ sở y tế của Việt Nam
...
4. Khi ra viện, thuyền viên, hành khách bị buộc xuất cảnh
a) Trường hợp tàu thuyền chưa xuất cảnh, Biên phòng cửa khẩu cảng phối hợp với người làm thủ tục đưa thuyền viên, hành khách trở lại tàu thuyền để xuất cảnh theo tàu;
b) Trường hợp tàu thuyền đã xuất cảnh, thuyền viên, hành khách bị buộc xuất cảnh qua cửa khẩu khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, khi ra viên, thuyền viên nước ngoài bị buộc xuất cảnh.
Trong trường hợp tàu thuyền chưa xuất cảnh, Biên phòng cửa khẩu cảng phối hợp với người làm thủ tục đưa thuyền viên nước ngoài trở lại tàu thuyền để xuất cảnh theo tàu.
Ngược lại nếu tàu thuyền đã xuất cảnh thì thuyền viên nước ngoài bị buộc xuất cảnh qua cửa khẩu khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?