Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn như thế nào?

Tôi có câu hỏi là thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Ninh Thuận.

Thuyền viên nước ngoài là gì?

Thuyền viên nước ngoài được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2017/TT-BGTVT như sau:

1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Thuyền viên nước ngoài là thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài.
3. Chứng chỉ chuyên môn là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và sửa đổi (sau đây viết tắt là Công ước STCW). Chứng chỉ chuyên môn bao gồm: Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ.

Như vậy, theo quy định trên thì thuyền viên nước ngoài là thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài.

Thuyền viên nước ngoài

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn như thế nào? (Hình từ Internet)

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn như thế nào?

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 17/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BGTVT như sau:

Điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
1. Điều kiện chung:
a) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên và đảm bảo tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam;
b) Có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
c) Có hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ Công ước Lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế. Hợp đồng lao động thuyền viên phải phù hợp với giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc điện cấp giấy phép lao động;
d) Có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà thuyền viên đó mang quốc tịch cấp;
đ) Có sổ thuyền viền;
e) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển.
2. Điều kiện chuyên môn:
a) Có đủ chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp. Trường hợp chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cửa quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp theo quy tắc II/1, II/2, II/3, II/4, II/5, III/1, III/2, III/3, III/4, III/5, III/6, III/7, IV/2, V/1-1, V/1-2 của Công ước STCW thì phải có Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
b) Kinh nghiệm: đã có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
3. Thuyền viên nước ngoài thực tập trên tàu biển Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này và có đủ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp, phù hợp với loại tàu thực tập.

Như vậy, theo quy định trên thì thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn như sau:

- Có đủ chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp.

Trường hợp chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cửa quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp theo quy tắc II/1, II/2, II/3, II/4, II/5, III/1, III/2, III/3, III/4, III/5, III/6, III/7, IV/2, V/1-1, V/1-2 của Công ước STCW thì phải có Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;

- Kinh nghiệm: đã có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam có trách nhiệm được quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2017/TT-BGTVT, khoản 6 Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BGTVT như sau:

Trách nhiệm của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
1. Thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật quốc gia nơi tàu biển đang hoạt động.
3. Khi làm việc trên tàu biển Việt Nam, ngoài các tài liệu, giấy tờ, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế có liên quan, phải chuẩn bị hợp đồng lao động thuyền viên, giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (bản sao có chứng thực hoặc bản gốc) để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng khi cần thiết.

Theo đó, thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam có các trách nhiệm được quy định như trên.

Thuyền viên nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Liệu có thể xin cấp Giấy phép đi bờ cho thuyền viên nước ngoài trước khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh hay không?
Pháp luật
Thuyền viên nước ngoài đi bờ không có giấy phép đi bờ thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để thuyền viên nước ngoài đi bờ ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu là gì?
Pháp luật
Thuyền viên nước ngoài nghỉ qua đêm trên bờ có được cấp Giấy phép hay không? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bao gồm những giấy tờ nào?
Pháp luật
Thuyền viên nước ngoài không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam có được phép rời tàu thuyền không?
Pháp luật
Việc từ chối cấp Giấy phép cho thuyền viên nước ngoài xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng được thực hiện trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền viên nước ngoài
2,466 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền viên nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào