Tiền cọc thuê trọ là gì? Tiền cọc thuê trọ của sinh viên đóng xong thì có lấy lại được hay không?
Tiền cọc thuê trọ là gì?
Tiền cọc thuê trọ là gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
....
Theo đó, tiền cọc thuê trọ còn được hiểu là tiền cọc thuê nhà, tiền cọc thuê nhà là một khoản tiền cụ thể mà người thuê nhà phải trả cho chủ nhà trước khi dọn đến ở.
Đây được xem như là một cam kết thực hiện bản hợp đồng thuê nhà của người thuê và cam kết bảo vệ tài sản của chủ nhà không bị hư hại.
Như vậy, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Tiền cọc thuê trọ là gì? Tiền cọc thuê trọ của sinh viên đóng xong thì có lấy lại được hay không? (Hình từ Internet)
Tiền cọc thuê trọ của sinh viên đóng xong thì có lấy lại được không?
Tiền cọc thuê trọ của sinh viên đóng xong thì có lấy lại được không, căn cứ theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đặt cọc
...
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thời điểm giao kết hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Theo đó, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
Do đó, khi sinh viên đã hoàn thành hợp đồng thuê trọ thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Trường hợp, nếu chủ nhà trọ từ chối việc thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc (sinh viên) tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, trường hợp sinh viên đang trong quá trình thực hiện hợp đồng mà vi phạm thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Sinh viên thuê trọ đã đóng tiền cọc trọ muốn đăng ký thường trú có được không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:
Điều kiện đăng ký thường trú
1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
...
Theo đó, để sinh viên được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê thì cần phải được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?