Tiền đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sẽ do cơ quan nhà nước nào quản lý theo quy định pháp luật hiện nay?
Việc đặt tiền để bảo đảm có phải là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự hay không?
Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn như sau:
Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Theo đó, việc đặt tiền để bảo đảm cho bị can, bị cáo trong quá trình điều tra là một trong những biện pháp ngăn chặn.
Tiền đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra sẽ do cơ quan nhà nước nào quản lý?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tiền đặt để bảo đảm như sau:
Quản lý tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan quản lý tiền đặt để bảo đảm:
a) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra, truy tố được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn xét xử được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tại Kho bạc Nhà nước;
c) Tiền được đặt để bảo đảm theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được quản lý tại cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội.
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và quản lý tiền được đặt để bảo đảm theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Trả lại tiền được đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này;
c) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận tiền được đặt để bảo đảm.
Theo quy định trên thì tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án tại Kho bạc Nhà nước.
Tiền đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra sẽ do cơ quan nhà nước nào quản lý theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Mức tiền đặt để bảo đảm có được cơ quan nhà nước xem xét giảm hay không? Mức giảm tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về trường hợp được giảm mức tiền đặt để bảo đảm như sau:
Mức tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
b) Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Như vậy, mức tiền đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo trong quá trình điều tra sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giảm trong trường hợp:
- Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân;
- Bị can, bị cáo là thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước;
- Bị can, bị cáo là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
- Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Mức tiền đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo sẽ được giảm tối đa là 50% so với mức tiền đặt để bảo đảm phải nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?