Tiền gửi của tổ chức tín dụng gồm tiền nào? Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng được thực hiện bằng công thức nào?
- Tiền gửi của tổ chức tín dụng gồm tiền nào?
- Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng được thực hiện bằng công thức nào?
- Tổ chức tín dụng hạch toán kế toán lãi nghiệp vụ tiền gửi được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thu tiền vay với tổ chức tín dụng như thế nào?
Tiền gửi của tổ chức tín dụng gồm tiền nào?
Tiền gửi của tổ chức tín dụng gồm tiền được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 38/2016/TT-NHNN thì tiền gửi của tổ chức tín dụng bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
Tiền gửi của tổ chức tín dụng gồm tiền nào? Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng được thực hiện bằng công thức nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng được thực hiện bằng công thức nào?
Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng được thực hiện bằng công thức được quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2016/TT-NHNN như sau:
Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:
Trong đó:
+ Số ngày duy trì dự trữ bắt buộc: là số ngày áp dụng cùng một mức lãi suất của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc trong kỳ tính lãi.
+ Lãi suất: là mức lãi suất tiền gửi của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ (được tính theo tỷ lệ %/năm).
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức tín dụng tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:
Tổ chức tín dụng hạch toán kế toán lãi nghiệp vụ tiền gửi được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Tổ chức tín dụng hạch toán kế toán lãi nghiệp vụ tiền gửi được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 38/2016/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc hạch toán
1. Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng hạch toán kế toán lãi nghiệp vụ tiền gửi, cho vay và đi vay theo nguyên tắc kế toán “cơ sở dồn tích” và chế độ tài chính.
2. Các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra Đồng Việt Nam/đồng tiền kế toán để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
3. Đối với Ngân hàng Nhà nước:
a) Lãi dự thu, dự trả được tính đến hết ngày cuối tháng và hạch toán vào ngày làm việc cuối cùng của tháng;
b) Các khoản thu nhập phải thu từ nghiệp vụ cho vay đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được, Ngân hàng Nhà nước hạch toán giảm thu nhập (nếu cùng kỳ kế toán) hoặc hạch toán vào chi phí (nếu khác kỳ kế toán) và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập;
c) Số lãi phải thu của các khoản cho vay quá hạn không phải hạch toán thu nhập. Ngân hàng Nhà nước theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập;
d) Người có thẩm quyền thực hiện cài đặt quy tắc tính và hạch toán lãi trên hệ thống ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và tích hợp hệ thống của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là hệ thống phần mềm kế toán) tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật kế toán. Việc tính và hạch toán lãi được thực hiện trên hệ thống phần mềm kế toán trên cơ sở quy tắc đã được cài đặt.
4. Đối với tổ chức tín dụng: thực hiện tính toán và kiểm tra tính chính xác của số tiền lãi.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng hạch toán kế toán lãi nghiệp vụ tiền gửi được thực hiện theo nguyên tắc kế toán “cơ sở dồn tích” và chế độ tài chính.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thu tiền vay với tổ chức tín dụng như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thu tiền vay với tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 38/2016/TT-NHNN như sau:
Thu nợ gốc và lãi tiền vay
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thu lãi tiền vay theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng phải trả nợ gốc và lãi tiền vay cùng một kỳ hạn mà không có thỏa thuận về thứ tự trả gốc và lãi trong kỳ hạn đó, khi tổ chức tín dụng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc, lãi tiền vay theo thỏa thuận thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi nợ gốc trước, nợ lãi tiền vay sau.
Trường hợp tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn mà không có thỏa thuận về thứ tự trả gốc, lãi thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu nợ gốc, lãi theo đề nghị của tổ chức tín dụng.
2. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu lãi theo loại ngoại tệ đã cho vay. Trường hợp thu lãi bằng loại ngoại tệ khác hoặc bằng Đồng Việt Nam thì thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
3. Trường hợp ngày thu lãi trùng vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thu tiền vay theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng phải trả nợ gốc và lãi tiền vay cùng một kỳ hạn mà không có thỏa thuận về thứ tự trả gốc và lãi trong kỳ hạn đó, khi tổ chức tín dụng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc, lãi tiền vay theo thỏa thuận thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi nợ gốc trước, nợ lãi tiền vay sau.
Trường hợp tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn mà không có thỏa thuận về thứ tự trả gốc, lãi thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu nợ gốc, lãi theo đề nghị của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?