Tiến hành thông lệ đạo theo các bước như thế nào? Khi thông lệ đạo que thông đi sai đường thì xử lý như thế nào?
Thông lệ đạo được chỉ định trong những trường hợp nào? Điều dưỡng chuyên khoa mắt có thể thực hiện thông lệ đạo không?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II, tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Bơm rửa và thông lệ đạo Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
BƠM RỬA VÀ THÔNG LỆ ĐẠO
I. ĐẠI CƯƠNG
Bơm rửa và thông lệ đạo là kỹ thuật làm sạch đường dẫn lệ, kiểm tra sự lưu thông và làm thông đường dẫn lệ.
II. CHỈ ĐỊNH
...
2. Thông lệ đạo
Các trường hợp chảy nước mắt hoặc mủ do chít hẹp điểm lệ, tắc lệ quản ngang hoặc ống lệ mũi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Áp xe túi lệ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đã được đào tạo.
...
Bơm rửa và thông lệ đạo là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Thông lệ đạo là kỹ thuật làm sạch đường dẫn lệ, kiểm tra sự lưu thông và làm thông đường dẫn lệ.
Thông lệ đạo được chỉ định trong các trường hợp chảy nước mắt hoặc mủ do chít hẹp điểm lệ, tắc lệ quản ngang hoặc ống lệ mũi.
Người thực hiện thông lệ đạo có thể là bác sĩ hoặc điều dưỡng chuyên khoa mắt đã được đào tạo.
Thông lệ đạo (Hình từ Internet)
Tiến hành thông lệ đạo theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Bơm rửa và thông lệ đạo Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
BƠM RỬA VÀ THÔNG LỆ ĐẠO
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn. Nếu là trẻ em thì cần có người giữ cùng
- Tra thuốc thuốc tê bề mặt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút.
- Người làm thủ thuật đứng ở phía đầu người bệnh.
...
3.2. Thông lệ đạo
- Thông điểm lệ: dùng 1 tay kéo da mi để bộc lộ điểm lệ. Trường hợp điểm lệ quá nhỏ có thể tra xanh metylen hoặc thuốc đỏ để phát hiện dễ hơn. Tay kia cầm que nong đầu nhọn đưa vào điểm lệ vuông góc với bờ mi, khi que nong vào được 1mm, xoay ngang que nong 900 sao cho song song với bờ mi và đẩy vào trong vừa đẩy vừa xoay tròn que nong để nong rộng điểm lệ. Khi que không vào được nữa rút que nong ra.
- Thông lệ quản ngang: dùng que nong nong rộng điểm lệ. Đưa que thông vào điểm lệ 1mm sau đó vào lệ quản ngang sau khi xoay ngang 900 cho đến khi đầu que thông chạm vào túi lệ và thành xương. Khi que thông đi qua chỗ chít hẹp thì xoay tròn que thông và đẩy từ từ vào trong.
- Thông ống lệ mũi: dùng que nong nong rộng điểm lệ. Đưa que thông vào điểm lệ 1mm vuông góc với bờ mi, sau đó xoay ngang que thông 900 và tiếp tục đẩy que thông đi song song với bờ mi. Nếu khó đẩy que thông thì cần kéo căng da mi ra phía ngoài để lệ quản ngang nằm thẳng, que thông sẽ vào dễ hơn. Khi đầu que thông chạm vào thành xương (que vào khoảng 1 - 1,5cm) xoay que thông lên phía trên một góc 900 sau đó đẩy từ từ xuống phía dưới theo hướng ống lệ mũi (khi đẩy đầu que thông luôn luôn chạm vào thành xương). Rút que thông ra, bơm nước lệ đạo để kiểm tra. Nếu thông chưa được thì khoảng thời gian giữa hai lần thông ít nhất là 1 tuần.
Theo quy định trên, các bước tiến hành thông lệ đạo thực hiện như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật như sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn. Nếu là trẻ em thì cần có người giữ cùng
- Tra thuốc thuốc tê bề mặt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút.
- Người làm thủ thuật đứng ở phía đầu người bệnh.
- Tiến hành thông lệ đạo: Thông điểm lệ; Thông lệ quản ngang; Thông ống lệ mũi theo quy định cụ thể trên.
Khi thông lệ đạo que thông đi sai đường thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật Bơm rửa và thông lệ đạo Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
BƠM RỬA VÀ THÔNG LỆ ĐẠO
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Chảy máu
Chảy máu ở mũi hoặc điểm lệ do đầu que thông làm xước niêm mạc lệ đạo hay niêm mạc mũi. Dùng ngón tay hoặc cục bông ấn nhẹ vào vùng lệ đạo một lúc cho đến khi hết chảy máu.
2. Que thông đi sai đường
Cách xử trí như đối với biến chứng chảy máu, nếu phù nề nhiều có thể băng ép và dùng thuốc chống phù nề.
Theo quy định trên, khi thông lệ đạo que thông đi sai đường thì cách xử trí như đối với biến chứng chảy máu, nếu phù nề nhiều có thể băng ép và dùng thuốc chống phù nề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?