Tiền học phí cho con người lao động được trả trực tiếp vào tài khoản của người lao động thì có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Tiền học phí cho con người lao động được trả trực tiếp vào tài khoản của người lao động thì có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Doanh nghiệp khi sử dụng người lao động là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nào?
Tiền học phí cho con người lao động được trả trực tiếp vào tài khoản của người lao động thì có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
Trợ cấp tiền học phí cho con người lao động có được trả trực tiếp vào tài khoản của người lao động không, thì theo hướng dẫn tại Công văn 1016/CT-TTHT năm 2016 có quy định:
Căn cứ tiết g, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định:
“g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp trong hợp đồng lao động ký với người lao động nước ngoài có thỏa thuận Công ty sẽ trả tiền trợ cấp học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông mang tính chất tiền lương, tiền công. Số tiền này Công ty không trả trực tiếp cho trường mà trả vào lương của nhân viên hàng tháng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khoản tiền học phí này không có hóa đơn, chứng từ mang tên, địa chỉ và mã số thuế của Công ty thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.
Theo hướng dẫn nêu trên trường hợp trong hợp đồng lao động ký với người lao động nước ngoài có thỏa thuận Công ty sẽ trả tiền trợ cấp học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông mang tính chất tiền lương, tiền công. Số tiền này Công ty không trả trực tiếp cho trường mà trả vào lương của nhân viên hàng tháng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Nếu khoản tiền học phí công ty chi trực tiếp vào lương cho người lao động nước ngoài không có hóa đơn, chứng từ mang tên, địa chỉ và mã số thuế của Công ty thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế TNCN.
Tiền học phí cho con người lao động (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp khi sử dụng người lao động là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Doanh nghiệp khi sử dụng người lao động là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm theo Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nào?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?