Tiền mặt và tiền giấy có phải là một không? Việc đóng gói niêm phong tiền mặt và hoạt động thu - chi tiền mặt được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Em có một thắc mắc nhỏ: hàng ngày em nghe ba mẹ hay dùng từ tiền mặt để chỉ những tờ tiền giấy sử dụng hàng ngày. Vậy tiền mặt có phải là tiền giấy luôn hay không? Việc đóng gói niêm phong tiền mặt và hoạt động thu - chi tiền mặt được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Tiền mặt và tiền giấy có phải là một không?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2014/TT-NHNN, quy định như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tiền mặt” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. “Tiền giấy” bao gồm tiền cotton và tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát hành."

Theo quy định trên, có thể thấy tuy hàng ngày, mọi người hay dùng từ "tiền mặt" để chỉ tiền giấy, tuy nhiên trên thực tế, theo quy định của pháp luật hiện hành, tiền mặt bao gồm cả tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Do đó, tiền giấy là một hình thức của tiền mặt, nên không thể xem hai khái niệm này là một.

Việc đóng gói niêm phong tiền mặt được quy định như thế nào?

Việc đóng gói niêm phong tiền mặt được quy định như thế nào?

Việc đóng gói niêm phong tiền mặt được quy định như thế nào?

Hoạt động đóng gói tiền mặt được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2014/TT-NHNN cụ thể như sau:

"1. Một bó tiền gồm 1.000 (một nghìn) tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 (mười) thếp, mỗi thếp gồm 100 (một trăm) tờ.
2. Một bao tiền gồm 20 (hai mươi) bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu.
3. Một túi tiền gồm 1.000 (một nghìn) miếng tiền kim loại đã qua lưu thông, cùng mệnh giá được đóng thành 20 (hai mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
4. Một hộp tiền gồm 2.000 (hai nghìn) miếng tiền kim loại mới đúc, cùng mệnh giá được đóng thành 40 (bốn mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
5. Một thùng tiền kim loại gồm 10 (mười) túi tiền cùng mệnh giá.
Đối với kho tiền Trung ương và kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, một thùng tiền kim loại gồm:
a) 50 (năm mươi) túi tiền loại mệnh giá 5.000 đồng;
b) 75 (bảy mươi lăm) túi tiền loại mệnh giá 2.000 đồng; 1.000 đồng; 500 đồng;
c) 100 (một trăm) túi tiền loại mệnh giá 200 đồng.
6. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy cách đóng gói tiền mặt."

Niêm phong tiền mặt theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:

"1. Giấy niêm phong bó tiền là loại giấy mỏng, kích thước phù hợp với từng loại tiền và được in sẵn một số nội dung. Ngân hàng Nhà nước sử dụng giấy niêm phong màu trắng, mực in màu đen. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng màu giấy hoặc màu mực riêng trên giấy niêm phong sau khi thống nhất mẫu giấy niêm phong với Ngân hàng Nhà nước.
2. Trên giấy niêm phong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền phải có đầy đủ, rõ ràng các nội dung sau: tên ngân hàng; loại tiền; số lượng (tờ, miếng, bó, túi) tiền; số tiền; họ tên và chữ ký của người kiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.
3. Người có tên, chữ ký trên giấy niêm phong phải chịu trách nhiệm về bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã niêm phong.
4. Quy định niêm phong bao, túi, thùng tiền của Ngân hàng Nhà nước:
a) Kẹp chì đối với tiền mới in;
b) Kẹp chì kèm giấy niêm phong đối với tiền đã qua lưu thông.
5. Niêm phong tiền mới in:
a) Trên giấy niêm phong gói tiền mới in (10 bó) gồm các nội dung: cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; số sêri; tên hoặc số hiệu của người đóng gói, đóng bao; năm sản xuất;
b) Trên bao tiền gồm các nội dung: ký hiệu loại tiền, năm sản xuất, sêri hoặc mã vạch bao tiền."

Hoạt động thu - chi tiền mặt được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá được quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2014/TT-NHNN:

"1. Mọi khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thông qua quỹ của đơn vị.
2. Thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Trước khi thu, chi phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán.
Tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá thu vào hay chi ra phải đủ, đúng với tổng số tiền (bằng số và bằng chữ), khớp đúng về thời gian (ngày, tháng, năm) trên chứng từ kế toán, sổ kế toán, sổ quỹ. Sau khi thu và trước khi chi tiền mặt, chứng từ kế toán phải có chữ ký của người nộp (hay lĩnh tiền) và thủ quỹ hoặc thủ kho tiền hoặc nhân viên thu, chi tiền mặt."

* Bên cạnh đó, mỗi chứng từ kế toán thu (hoặc chi) tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải lập kèm theo một Bảng kê các loại tiền thu (hoặc chi) hoặc một biên bản giao nhận. Bảng kê, biên bản giao nhận được bảo quản theo quy định, căn cứ vào Điều 8 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.

* Hoạt động thu, chi tiền mặt phải được kiểm đếm chính xác. Người nộp hoặc lĩnh tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải chứng kiến khi ngân hàng kiểm đếm hoặc kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy chi của ngân hàng theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.

* Thu, chi tiền mặt với khách hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2014/TT-NHNN như sau:

(1) Các khoản thu, chi tiền mặt của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Sở Giao dịch), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng phải thực hiện kiểm đếm tờ hoặc miếng theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Trường hợp không thể kiểm đếm tiền mặt thu của khách hàng xong trong ngày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng phương thức thu nhận tiền mặt theo túi niêm phong và tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền mặt đã nhận theo túi niêm phong vào ngày làm việc tiếp theo.

(2) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn thực hiện về quy trình thu, chi tiền mặt đối với khách hàng (kể cả thu, chi tiền mặt trong giao dịch một cửa, ngân hàng bán lẻ và các hoạt động có liên quan đến thu, chi tiền mặt khác).

(3) Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy trình thu, chi tiền mặt áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, tiền mặt và tiền giấy không phải là một vì tiền giấy là một trong những hình thức của tiền mặt. Việc đóng gói niêm phong tiền mặt và hoạt động thu - chi tiền mặt được thực hiện dựa trên quy định cụ thể của pháp luật hiện hành.

Tiền mặt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương tiện vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng theo bó tiền đủ 10 thếp nguyên niêm phong hoặc túi tiền nguyên niêm phong trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Tiền mặt và tiền giấy có phải là một không? Việc đóng gói niêm phong tiền mặt và hoạt động thu - chi tiền mặt được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Trong ngành Ngân hàng xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kiểm đếm, đóng gói như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền mặt
5,316 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền mặt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền mặt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào