Tôi có xem tin tức thì thấy giá vàng hiện tại đang rẻ nên muốn mua một số vàng lớn để tiết kiệm, để dành sau này lấy chồng. Tuy nhiên, tôi đang không có nhiều tiền nên dự đính sẽ đi vay ngân hàng để mua vàng. Tôi không biết nhu cầu này của tôi có phù hợp quy định của pháp luật không? Tôi muốn biết thêm về điều kiện và lãi suất cho vay hiện nay được quy định như thế nào?
Tôi muốn biết có trường hợp nào 2 hoặc 3 tổ chức tín dụng cùng lúc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho cùng một đối tượng hay không? Nếu được, trường hợp một thành viên đồng bảo lãnh được miễn thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì các thành viên còn lại có được miễn theo hay không? Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong trường hợp này được quy định như thế nào?
Theo tôi được biết, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh là hai hình thức của bảo lãnh ngân hàng. Vậy bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh được phép điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất khi thực hiện hoạt động bảo lãnh trong phạm vi quyền hạn của mình hay không? Đồng thời, nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh được quy định như thế nào?
Sau khi trải qua khoảng thời gian chuyển tiền qua lại giữa các ngân hàng với nhau, tôi nghĩ rằng pháp luật về ngân hàng sẽ quy định một hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhằm giúp các cơ quan có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dễ quản lý, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng. Do đó, tôi muốn biết cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh toán liên ngân hàng gồm những thành phần nào? Thời gian làm việc áp dụng trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng chứng từ và thu phí trong thanh toán liên ngân hàng? Việc thanh toán nợ trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như thế nào?
Tháng 3/2020, người anh của tôi vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình (có thế chấp giấy tờ nhà đất) 120 triệu đồng để cho con xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Gia đình đã làm các thủ tục nộp tiền cho công ty vào tháng 3/2020, thời gian bay được công ty thông báo là ngày 23/3/2020. Nhưng do dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu lao động phải hoãn lại.
Cho tôi hỏi, trường hợp vay vốn của anh tôi có được nằm trong diện hỗ trợ của ngân hàng không? Nếu được thì gia đình cần phải làm những thủ tục gì? Trường hợp nào được miễn, giảm lãi, phí?
Theo tôi được biết, trên thực tế, có trường hợp ngân hàng hợp tác xã được chuyển đổi từ quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Vậy trong trường hợp đó, điều kiện để được cấp giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã là gì? Trình tự, thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị để được tiến hành cấp giấy phép được quy định ra sao? Hiện nay theo quy định hiện hành thì quyền hạn của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân được quy định thế nào? Bên cạnh những quyền hạn đó, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gì đối với quỹ tín dụng nhân dân?
Mình có thấy trên một số báo chí có quy định mức vay tối đa của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là 30 triệu, 50 triệu và 100 triệu. Mình muốn biết đây có phải là mức vốn vay áp dụng trên toàn quốc xuyên suốt các thời kỳ hay không? Điều kiện để được cho vay là gì? Vốn cho vay được sử dụng vào những mục đích nào? Bên cạnh đó, mình muốn biết nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được lấy từ đâu?
Theo tôi được biết, ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam đã thành lập một Tổ Tiết kiệm và vay vốn nhằm tập hợp những đối tượng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng này lại. Vậy tôi muốn biết mục đích và nhiệm vụ cụ thể của việc thành lập Tổ này là gì? Trường hợp muốn bầu tổ trưởng, quy trình thực hiện diễn ra như thế nào?
Trong các quy định về quản lý rủi ro về hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại, tôi thấy quy định quản lý rủi ro hoạt động được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Vậy tôi muốn hỏi, trường hợp ngân hàng thương mại nơi tôi đang làm việc gặp tình trạng hoạt động kinh doanh bị gián đoạn do phát sinh các sự cố về công nghệ thông tin thì có được tiến hành nhận dạng rủi ro hoạt động hay không? Việc quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ được quy định như thế nào? Khi tiến hành báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động, có bắt buộc phải có những kiến nghị, đề xuất về quản lý rủi ro hoạt động hay không?
Theo tôi tìm hiểu và được biết, những tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải ban hành một số quy định nội bộ theo luật định. Vậy tôi muốn hỏi, hiện tôi đang làm việc tại một ngân hàng thương mại, thì khi ban hành quy định nội bộ, có bắt buộc phải có quy định nội bộ về quản lý rủi ro hay không? Quy định nội bộ về quản lý rủi ro phải tuân thủ theo nguyên tắc nào? Chính sách quản lý rủi ro gồm những nội dung gì?
Là một nhân viên đang làm việc trong ngân hàng thương mại, tôi thắc mắc không biết vai trò của vị trí Tổng Giám đốc trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng là gì? Tổng Giám đốc có thuộc nhóm quản lý cấp cao của ngân hàng khi thực hiện các nhiệm vụ giám sát theo quy định của pháp luật hay không? Nếu đúng, vậy Tổng Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ gì với tư cách là một thành viên thực hiện nhiệm vụ giám sát của quản lý cấp cao?
Theo tôi được biết, ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam sẽ tập hợp những nội dung về cơ chế, chính sách, quy định về cơ cấu tổ chức của ngân hàng mình nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Vậy tôi muốn biết sau một năm hoạt động, ngân hàng thương mại có cần phải báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng mình lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay không? Trường hợp ngân hàng thương mại không muốn gửi báo cáo bằng văn bản mà muốn gửi email thay thế thì có được hay không? Báo cáo về kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ được lập như thế nào?
Theo tôi được biết, những tổ chức tín dùng hoạt động trên thị trường hiện nay đều sẽ được xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm những quy định, quy chế hoạt động của tổ chức đó. Vậy trong ngân hàng thương mại, hệ thống kiểm soát nội bộ càn đáp ứng những yêu cầu gì? Bộ phận tuân thủ có thể tham gia Hội đồng rủi ro trong vai trò là thành viên được không? Việc này có làm ảnh hưởng đến tính độc lập không nếu Bộ phận tuân thủ có chức năng đánh giá tính tuân thủ của các đơn vị bao gồm các hoạt động của Bộ phận quản lý rủi ro nhưng Bộ phận tuân thủ lại tham gia vào Hội đồng rủi ro để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định?
Theo tôi được biết, ngân hàng thương mại có thể thực hiện một loại giao dịch gọi là giao dịch đối ứng. Tôi muốn biết trường hợp giao dịch đối ứng với ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất, việc thực hiện được quy định như thế nào? Được phép thực hiện giao dịch đối ứng với sản phẩm phái sinh lãi suất là quyền chọn lãi suất không? Tổ chức thực hiện giao dịch này cần đảm bảo những nguyên tắc và quy định gì?
Tôi có tìm hiểu và biết được hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ngoài việc thực hiện ở thị trường trong nước thì còn có thể thực hiện tại thị trường quốc tế. Vậy trên thị trường này, hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất có được thực hiện nhằm mục đích thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm không? Phạm vi hoạt động kinh doanh và điều kiện lựa chọn tổ chức tài chính được quy định như thế nào?
Tôi có tìm hiểu và biết được rằng sản phẩm phái sinh lãi suất có thể được kinh doanh và cung ứng ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Vậy đối với thị trường trong nước, hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh này được thực hiện với khách hàng là những đối tượng nào, nhằm mục đích gì? Có giúp giảm đi phần nào rủi ro lãi suất của giao dịch hay không? Phạm vi thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất được quy định như thế nào?
Khi tìm hiểu về các hoạt động ngân hàng, tôi thấy có một loại công cụ tài chính được gọi là "sản phẩm phái sinh lãi suất". Tôi không hiểu bản chất công cụ này là gì. dùng để làm gì? Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất cụ thể là làm những việc gì, được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Vậy đối với những khách hàng sử dụng các sản phẩm này ở thị trường trong nước, họ cần đáp ứng điều kiện gì hay không?
Theo tôi được biết, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được đánh giá và xếp loại hiệu quả hoạt động sau một năm tài chính dựa trên các tiêu chí nhất định. Vậy tôi muốn biết đối với những người giữ chức vụ quản lý, ví dụ như Tổng Giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được đánh giá không? Nếu có, việc đánh giá này được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào? Như thế nào thì được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Nếu không được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, những bậc xếp loại tiếp theo được quy định như thế nào?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi tôi đang làm việc sắp tới sẽ trải qua kì đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động. Tôi có nghe cấp trên nói vì Nhà nước có sự thay đổi trong chính sách phổ biến cho các tổ chức tín dụng nên kết quả tài chính của Ngân hàng chuyển từ loại B sang loại C. Tôi muốn biết có thể xem xét lại trường hợ này hay không? Tôi cũng chỉ mới nghe nói về việc xếp loại này chứ chưa biết cụ thể tiêu chí này và những tiêu chí khác được quy định như thế nào? Có thể cho tôi biết rõ hơn không?