Sau khi tìm hiểu, tôi thấy mô hình Công ty Quản lý tài sản khá thú vị và muốn trở thành Tổng Giám đốc của Công ty này. Vậy cho tôi hỏi, công ty này có vị trí Tổng Giám đốc hay không? Ngoài ra, có thể cho tôi biết một cách tổng quát về cơ cấu hoạt động và nguồn vốn hoạt động của Công ty Quản lý tài sản hay không?
Theo tôi được biết, Công ty Quản lý tài sản được phép thực hiện những hoạt động theo luật định như mua nợ xấu của tổ chức tín dụng, thu hồi nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm... Vậy Công ty Quản lý tài sản có được phép thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu đó hay không? Nếu được, trường hợp cụ thể nào Công ty Quản lý tài sản cần thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu? Việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá được tiến hành như thế nào?
Tôi muốn biết Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện những hoạt động nào? Tôi nghe nói Công ty này có thể thực hiện hoạt động thu hồi nợ. Vậy trong trường hợp không muốn tự mình thực hiện, Công ty Quản lý tài sản có thể ủy quyền cho tổ chức tín dụng khác thực hiện hoạt động thu hồi nợ thay mình hay không? Nếu được, việc ủy quyền này được quy định như thế nào?
Công ty tôi muốn thực hiện khoản vay với doanh nghiệp nước ngoài thì có được không? Vì công ty đang muốn mở rộng quy mô ạ. Không biết để thực hiện hoạt động này, tôi có cần đáp ứng điều kiện gì không? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn.
Tôi là công dân Việt Nam, hiện nay tôi đang có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài và muốn đem theo một số vàng. Tôi không biết việc này có thể thực hiện được hay không? Vui lòng cho tôi biết những trường hợp nào có thể mang vàng xuất cảnh. Nếu tôi muốn mang vàng theo khi định cư ở nước ngoài thì có được hay không, có cần tuân theo những điều kiện về thủ tục nào không?
Tôi muốn hỏi đối với việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ai là người nộp và cơ quan nào có nghĩa vụ giải quyết? Việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo những cách thức nào, thời hạn giải quyết là bao lâu?
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền được tiếp cận các dữ liệu liên quan tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vậy hoạt động cung cấp thông tin hai chiều này diễn ra cụ thể như thế nào, dựa trên nguyên tắc gì?
Theo tôi được biết, đối với việc thanh toán hối phiếu nhờ thu qua người thu hộ, có những trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc không được thanh toán do người trả tiền mất khả năng thanh toán. Vậy đối với những trường hợp đó, việc xử lý được quy định như thế nào? Ngoài ra, phải xử lý thế nào khi hối phiếu bị mất?
Tôi muốn hỏi về quy định khi muốn nhờ thu hối phiếu thông qua người thu hộ thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Nếu có thể thực hiện, vậy thủ tục giao nhận hối phiếu nhờ thu nói trên được thực hiện theo thủ tục như thế nào? Việc xuất trình hối phiếu để thanh toán có cần đáp ứng quy định gì hay không?
Tôi muốn biết đối với hoạt động nhờ thu hối phiếu thông qua người thu hộ, thời hạn thanh toán hối phiếu được quy định tại pháp luật hiện hành là bao lâu? Trường hợp người thu hộ nhận nhờ thu và người thu hộ được nhờ thu có quy định khác nhau như thế nào về trình tự xử lý?
Tôi muốn biết đối với hoạt động nhờ thu hối phiếu thông qua người thu hộ, thì những chủ thể trong hoạt động này cụ thể là ai? Họ có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào? Để có thể tiến hành hoạt động nhờ thu hối phiếu thông qua người thu hộ thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo tôi được biết, hối phiếu đòi nợ có thể được chuyển nhượng. Có thể cho tôi biết việc chuyển nhượng này được thực hiện thông qua những hình thức nào, dựa trên nguyên tắc gì hay không? Trường hợp nào không được chuyển nhượng? Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia chuyển nhượng tương ứng với từng hình thức được quy định như thế nào?
Lần đầu tiên được nghe qua về "hối phiếu đòi nợ" nên tôi vẫn còn khá thắc mắc, không biết ý nghĩa của loại giấy tờ này là gì. Hối phiếu đòi nợ gồm những nội dung gì? Để yêu cầu được chấp nhận, hối phiếu đòi nợ phải được xuất trình trong những trường hợp nào? Nếu được chấp nhận. hình thức và thời gian chấp nhận được quy định như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp xử lý tạm thời được áp dụng trong công tác phòng, chống rửa tiền là gì? Trường hợp vi phạm quy định của các biện pháp tạm thời thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong hoạt động phòng, chống rửa tiền của cơ quan nhà nước. để có thể tiến hành xử lý vi phạm thì trước hết cần phải đảm bảo nguồn thông tin có được là hữu ích và có thể sử dụng được. Do đó, tôi muốn biết quá trình thu thập, xử lý và chuyển giao các thông tin liên quan được quy định như thế nào?
Theo tôi được biết, đối với hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ thực hiện các công việc để tương trợ tư pháp lẫn nhau. Vậy có thể cho tôi biết ngoài Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trách nhiệm cụ thể của những cơ quan này là gì không? Còn những cơ quan nào có trách nhiệm liên quan trong công tác này không?
Tôi muốn biết hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền gồm những nội dung thực hiện cụ thể nào? Văn bản nào quy định chi tiết điều này? Mong được hỗ trợ, xin cảm ơn.
Theo tôi được biết, rửa tiền là một hoạt động bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Để hoạt động phòng, chống rửa tiền được thực hiện hiệu quả thì việc hợp tác với các quốc gia khác là điều không thể thiếu. Vậy cho tôi hỏi hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện như thế nào, dựa trên nguyên tắc gì? Trách nhiệm của những cơ quan nhà nước, cụ thể là ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Tôi muốn biết đối với các tài khoản của Kho bạc Nhà nước, quy trình thanh toán được diễn ra như thế nào? Bên cạnh đó, việc đóng, mở tài khoản Kho bạc Nhà nước được thực hiện như thế nào? Kho bạc Nhà nước có những quyền hạn và nghĩa vụ gì trong hoạt động nói trên?