Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng
2. Nguyên tắc tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng
a) Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thời gian, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Quy chế này; được thực hiện theo chế độ “Khẩn” và ưu tiên; đối với trường hợp có chứa bí mật nhà nước, việc tiếp nhận và xử lý thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
b) Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin qua đường dây nóng; nếu người cung cấp thông tin có yêu cầu được biết kết quả xử lý thông tin do mình cung cấp thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, giải quyết phải thông báo cho người đó biết.
c) Thông tin phản ánh qua đường dây nóng phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Theo đó, việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ “Khẩn” và ưu tiên.
Lưu ý:
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thời gian, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Quy chế này;
Trường hợp, việc tiếp nhận và xử lý thông tin có chứa bí mật nhà nước, việc tiếp nhận và xử lý thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Công chức tiếp nhận thông tin đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước thông qua văn bản của ai?
Đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, xử lý thông tin được quy định tại Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, xử lý thông tin
1. Tổng Kiểm toán nhà nước giao Thanh tra Kiểm toán nhà nước là đơn vị giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của quy chế này. Việc giao cho công chức tiếp nhận thông tin đường dây nóng phải được thực hiện bằng văn bản của Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước.
2. Đơn vị xử lý thông tin: Đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán và các đơn vị khác có liên quan được Tổng Kiểm toán nhà nước giao xử lý thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân của đơn vị được kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán.
Theo đó, việc giao cho công chức tiếp nhận thông tin đường dây nóng phải được thực hiện bằng văn bản của Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước.
Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước là gì?
Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước và pháp luật về việc tổ chức quản lý, sử dụng đường dây nóng và việc tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước.
- Chỉ đạo công chức tiếp nhận thông tin của Kiểm toán nhà nước, quản lý, sử dụng dữ liệu đường dây nóng theo quy định của Quy chế này.
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước giao xử lý thông tin trong việc xử lý, giải quyết thông tin qua đường dây nóng.
- Định kỳ vào ngày 30 hàng tháng tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước:
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc người được Thủ trưởng đơn vị ủy quyền có trách nhiệm công bố công khai số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước tại cuộc họp công bố triển khai: khảo sát lập kế hoạch kiểm toán, Quyết định kiểm toán, Quyết định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Các đơn vị được Tổng Kiểm toán nhà nước giao xử lý thông tin phải xử lý, giải quyết thông tin kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm quản trị, hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo cho đường dây nóng hoạt động hiệu quả, ổn định, liên tục, an toàn và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước bố trí kinh phí cho các hoạt động đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước theo quy định.
Báo Kiểm toán có trách nhiệm đăng tải số điện thoại đường dây nóng lên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?