Tiếp tục gửi thư điện tử quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận quảng cáo thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
- Thư điện tử quảng cáo có bắt buộc phải có chức năng từ chối nhận thử điện tử cho người sử dụng dùng hay không?
- Thủ tục từ chối nhận thư điện tử quảng cáo được thực hiện như thế nào?
- Tiếp tục gửi thư điện tử quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận quảng cáo thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Thư điện tử quảng cáo có bắt buộc phải có chức năng từ chối nhận thử điện tử cho người sử dụng dùng hay không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo như sau:
Yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo
1. Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Có thông tin về Người quảng cáo theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
4. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.
5. Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo như sau:
Yêu cầu về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
1. Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
b) Phải có phần khẳng định Người sử dụng có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo;
c) Trong trường hợp cần thiết, Người quảng cáo bằng thư điện tử phải cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
d) Có hướng dẫn rõ ràng về các từ chối theo các điểm b, điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, trong mỗi thư điện tử quảng cáo phải có chức năng từ chối nhận thư điện tử để người sử dụng có thể dùng tới khi không còn nhu cầu nhận quảng cáo nữa.
Phần thông tin cho phép người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
(2) Phải có phần khẳng định người sử dụng có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo;
(3) Trong trường hợp cần thiết, người quảng cáo bằng thư điện tử phải cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
(4) Phải có hướng dẫn rõ ràng về các từ chối và các hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo.
Tiếp tục gửi thư điện tử quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận quảng cáo thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục từ chối nhận thư điện tử quảng cáo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về việc từ chối nhận thư điện tử quảng cáo như sau:
Yêu cầu về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
2. Hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải bao gồm:
a) Từ chối qua Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội;
b) Từ chối bằng thư điện tử;
c) Từ chối qua điện thoại.
3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
a) Có phần khẳng định đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi thu điện tử quảng cáo;
b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
Theo quy định trên thì thủ tục từ chối nhận thư điện tử quảng cáo được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký thông tin từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
Người sử dụng có thể thực hiện từ chối nhận thư điện tử quảng cáo thông qua Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội; thư điện tử hoặc từ chối qua điện thoại.
Bước 2: Tiếp nhận thông tin và chấm dứt việc gửi thư điện tử quảng cáo
Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối nhận thư điện tử quảng cáo, người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
Thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối phải đảm bảo các yêu cầu:
(1) Có phần khẳng định đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi thu điện tử quảng cáo;
(2) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
Tiếp tục gửi thư điện tử quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận quảng cáo thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ khoản 4 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, điểm c khoản 32 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
h) Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn;
i) Không chấm dứt việc gửi đến người nhận thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận;
k) Không phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động trong và ngoài nước ngăn chặn tin nhắn rác;
...
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, điểm b và c khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, trong trường hợp người sử dụng đã từ chối nhận thư điện tử quảng cáo mà doanh nghiệp không chấm dứt việc gửi thư thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng tên định danh từ 01 tháng đến 03 tháng theo khoản 9 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, điểm h khoản 32 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP:
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, e và h khoản 4, các khoản 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng tên định danh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3, các điểm d, g, h, i và o khoản 4, các điểm a và b khoản 6 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?