Tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia có những nguồn thông tin nào?
- Việc thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia được xác định căn cứ vào đâu?
Tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định về thiết lập tiêu chí cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của chương trình như sau:
Thiết lập tiêu chí cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của chương trình
1. Yêu cầu của tiêu chí đánh giá
a) Phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể, hợp lý, khách quan và có căn cứ khoa học; phù hợp phong tục tập quán và đặc điểm an ninh, chính trị và kinh tế xã hội trên địa bàn được kiểm toán;
b) Được lập trên cơ sở các thông tin và dữ liệu đáng tin cậy;
c) Có tính khả thi.
...
Theo quy định trên, tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia phải:
- Phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể, hợp lý, khách quan và có căn cứ khoa học; phù hợp phong tục tập quán và đặc điểm an ninh, chính trị và kinh tế xã hội trên địa bàn được kiểm toán;
- Được lập trên cơ sở các thông tin và dữ liệu đáng tin cậy;
- Có tính khả thi.
Thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia (Hình từ Internet)
Thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia có những nguồn thông tin nào?
Theo khoản 2 Điều 14 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Thiết lập tiêu chí cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của chương trình
...
2. Nguồn thông tin thiết lập tiêu chí
a) Các thông tin về CTMTQG đã thu thập được theo quy định tại Mục 1 Chương II Quy trình này;
b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, những công bố của các tổ chức chuyên ngành, các tiêu chuẩn có liên quan do các tổ chức quốc tế ban hành...;
c) Chính sách của Nhà nước về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội;
d) Luật và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan;
đ) Các tài liệu chuyên đề, các số liệu, tài liệu thống kê;
e) Tham khảo ý kiến chuyên gia...;
...
Như vậy, nguồn thông tin thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm:
- Các thông tin về CTMTQG đã thu thập được theo quy định tại Mục 1 Chương II Quy trình này;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, những công bố của các tổ chức chuyên ngành, các tiêu chuẩn có liên quan do các tổ chức quốc tế ban hành...;
- Chính sách của Nhà nước về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội;
- Luật và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan;
- Các tài liệu chuyên đề, các số liệu, tài liệu thống kê;
- Tham khảo ý kiến chuyên gia...;
Việc thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia được xác định căn cứ vào đâu?
Theo khoản 3 Điều 14 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Thiết lập tiêu chí cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của chương trình
...
3. Thiết lập tiêu chí cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả
Việc thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả được xác định căn cứ vào từng chương trình cụ thể để xác lập, ví dụ một số tiêu chí:
a) Thời gian thực hiện;
b) Đưa ra phương án với chi phí thấp nhất để đạt được kết quả đề ra;
c) Đưa ra phương án với chi phí không thay đổi nhưng đạt được kết quả cao nhất;
d) Đưa ra giải pháp vật liệu sử dụng với chất lượng như yêu cầu nhưng giá cả thấp nhất;
đ) Xác định các chi phí lãng phí không thật sự cần thiết: Khối lượng, chủng loại vật tư, thiết bị, biện pháp thi công;
e) Phương án phù hợp với phong tục tập quán của người dân vùng dự án;
g) Hiệu quả về xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng nộp thuế cho nhà nước, tăng lợi nhuận, ổn định đời sống, chỉ số NPV,…
Theo đó, việc thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả được xác định căn cứ vào từng chương trình cụ thể để xác lập, ví dụ một số tiêu chí:
- Thời gian thực hiện;
- Đưa ra phương án với chi phí thấp nhất để đạt được kết quả đề ra;
- Đưa ra phương án với chi phí không thay đổi nhưng đạt được kết quả cao nhất;
- Đưa ra giải pháp vật liệu sử dụng với chất lượng như yêu cầu nhưng giá cả thấp nhất;
- Xác định các chi phí lãng phí không thật sự cần thiết: Khối lượng, chủng loại vật tư, thiết bị, biện pháp thi công;
- Phương án phù hợp với phong tục tập quán của người dân vùng dự án;
- Hiệu quả về xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng nộp thuế cho nhà nước, tăng lợi nhuận, ổn định đời sống, chỉ số NPV,…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?