Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng là gì? Hoạt động liên doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc về vấn đề liên quan đến cơ sở công nghiệp quốc phòng. Cho tôi hỏi tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng là gì? Hoạt động liên doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Quỳnh Hoa ở Đồng Nai.

Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng là gì?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng như sau:

Cơ sở công nghiệp quốc phòng
1. Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Đủ điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Được Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch để sản xuất, cung ứng một hoặc một số sản phẩm, chi tiết sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan lập danh sách các cơ sở công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hàng năm, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xác định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh sách cơ sở công nghiệp quốc phòng.

Theo quy định trên, tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng gồm những tiêu chí sau:

+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Đủ điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Được Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch để sản xuất, cung ứng một hoặc một số sản phẩm, chi tiết sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.

Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp quốc phòng (Hình từ Internet)

Hoạt động liên doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được quy định thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định về hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt như sau:

Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
1. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
2. Mọi hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế đều được thực hiện bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bán, cho mượn, cho thuê tư cách pháp nhân trong các hoạt động kinh tế.
4. Khi liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải chấp hành quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế tại Điều 5 của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng và tại Điều 2 của Nghị định này. Trong hoạt động liên doanh, liên kết cần:
a) Xác minh rõ đối tác nước ngoài thông qua sự thẩm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước, đặc biệt trong các vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực và ngành mà các cơ sở công nghiệp quốc phòng có thế mạnh, các lĩnh vực cần có công nghệ cao hoặc lĩnh vực vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ kinh tế.

Theo đó, cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được liên doanh với các tổ chức kinh tế trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh.

Và việc liên doanh này được thực hiện dựa trên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng thì được hưởng chính sách ưu tiên nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2009/NĐ-CP về chính sách của Nhà nước đối với cơ sở và lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt như sau:

Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở và lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
1. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng được hưởng chính sách ưu tiên, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, cụ thể sau:
a) Được Nhà nước đầu tư đủ vốn để hình thành tài sản trực tiếp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Được Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, năng lượng đối với nơi chưa có sẵn các hệ thống bảo đảm giao thông và cung cấp năng lượng;
c) Được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất cần thiết được sử dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng; được miễn tiền thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về Thuế giá trị gia tăng;
d) Được hạch toán một số khoản chi phí đặc thù vào giá thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, bao gồm: chi phí trả lương cho người nghỉ chuẩn bị hưu (trường hợp không được ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc có hỗ trợ nhưng không đủ); chi đảm bảo quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng;
đ) Được sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng và hoạt động kinh doanh bổ sung khi không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được giao, nhưng phải hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
e) Được nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền sản xuất quốc phòng trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí;
....

Như vậy, cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng thì được hưởng chính sách ưu tiên được quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.

Cơ sở công nghiệp quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phụ cấp đặc thù đối với NLĐ có trình độ tiến sĩ làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt thế nào?
Pháp luật
Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng gồm những nguồn nào? Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp quốc phòng gồm những ai?
Pháp luật
Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt có được cho thuê tư cách pháp nhân trong hoạt động kinh tế không?
Pháp luật
Cơ sở công nghiệp quốc phòng gồm những cơ sở nào? Lập danh sách các cơ sở công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng được hưởng những chính sách gì?
Pháp luật
Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng là gì? Hoạt động liên doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở công nghiệp quốc phòng
1,138 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở công nghiệp quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở công nghiệp quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào