Tiêu chí thụ hưởng chính sách hỗ trợ thông tin của tổ hợp tác là gì? Nội dung chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác là gì?
Ngân sách nhà nước hỗ trợ bao nhiêu % kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 113/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ thông tin
...
3. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Điều này;
b) Mức kinh phí hỗ trợ cụ thể thực hiện từng chính sách do bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phù hợp với định hướng ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực trong từng thời kỳ và quy định của pháp luật.
Như vậy, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác.
Tiêu chí thụ hưởng chính sách hỗ trợ thông tin của tổ hợp tác là gì? Nội dung chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chí thụ hưởng chính sách hỗ trợ thông tin của tổ hợp tác là gì?
Tiêu chí thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 113/2024/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước
...
2. Tổ hợp tác được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Tiêu chí theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật Hợp tác xã;
b) Tiêu chí theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Luật Hợp tác xã;
c) Đáp ứng một trong các tiêu chí sau tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ: số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; có ít nhất 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do tổ hợp tác tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có xác nhận của tổ hợp tác (đối với các khóa học do tổ hợp tác tự tổ chức, thì tổ hợp tác phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ.
...
Như vậy, tổ hợp tác được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ thông tin của Nhà nước khi đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác;
(2) Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023.
(3) Đáp ứng một trong các tiêu chí sau tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ:
- Số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;
- Có tối thiểu 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do tổ hợp tác tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có xác nhận của tổ hợp tác (đối với các khóa học do tổ hợp tác tự tổ chức, thì tổ hợp tác phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ;
- Đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ.
Nội dung của chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác là gì?
Nội dung của chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã, bao gồm:
- Thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký của tổ hợp tác;
- Thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ tổ hợp tác;
- Thông tin chỉ dẫn kinh doanh;
- Thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ;
- Thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế tập thể;
- Các thông tin khác theo nhu cầu của tổ hợp tác phù hợp với quy định của pháp luật;
(2) Tổ hợp tác được cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã;
(3) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã để thực hiện cung cấp, cập nhật thông tin hỗ trợ tổ hợp tác.
Tài khoản sử dụng trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã được quản lý tập trung trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã;
(4) Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã được tích hợp dữ liệu từ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan của các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ tổ hợp tác và các thông tin khác cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?