Tiêu chuẩn ăn hàng ngày và việc tổ chức chiêu đãi khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn ăn hàng ngày đối với khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Việc tổ chức chiêu đãi khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc đối với khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn ăn hàng ngày đối với khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn ăn hàng ngày như sau:
Tiêu chuẩn ăn hàng ngày (bao gồm 2 bữa trưa, tối)
1. Mức chi ăn hàng ngày quy định tại Điều này đã bao gồm tiền đồ uống (khuyến khích sử dụng đồ uống sản xuất tại Việt Nam); cụ thể:
a) Khách hạng đặc biệt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn;
b) Đoàn là khách hạng A: 1.500.000 đồng/ngày/người;
c) Đoàn là khách hạng B: 1.000.000 đồng/ngày/người;
d) Đoàn là khách hạng C: 800.000 đồng/ngày/người;
đ) Khách mời quốc tế khác: 600.000 đồng/ngày/người.
2. Trong trường hợp cần thiết phải có cán bộ của cơ quan, đơn vị đón tiếp đi ăn cùng đoàn thì được tiêu chuẩn ăn như đối với đoàn viên của đoàn khách nước ngoài.
3. Chứng từ thanh toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, mức chi ăn hàng ngày khi tiếp đối với khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Trong trường hợp cần thiết phải có cán bộ của cơ quan, đơn vị đón tiếp đi ăn cùng đoàn thì được tiêu chuẩn ăn như đối với đoàn viên của đoàn khách nước ngoài.
Chứng từ thanh toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc tổ chức chiêu đãi khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về tổ chức chiêu đãi như sau:
Tổ chức chiêu đãi
1. Khách hạng đặc biệt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn.
2. Đối với khách hạng A, hạng B, hạng C: Mỗi đoàn khách được tổ chức chiêu đãi một lần. Mức chi chiêu đãi khách tối đa không vượt quá mức tiền ăn một ngày của khách theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Mức chi chiêu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này đã bao gồm tiền đồ uống (khuyến khích sử dụng đồ uống sản xuất tại Việt Nam).
4. Đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách được áp dụng mức chi chiêu đãi như thành viên của đoàn. Danh sách đại biểu phía Việt Nam căn cứ theo chương trình, đề án đón đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chứng từ thanh toán căn cứ vào hợp đồng, hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
6. Trong ngày tổ chức tiệc chiêu đãi, thì bữa trưa (hoặc tối) còn lại (nếu có) được thực hiện theo tiêu chuẩn bằng 50% tiêu chuẩn ăn hàng ngày theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Theo đó, việc tổ chức chiêu đãi khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 9 nêu trên.
Chứng từ thanh toán căn cứ vào hợp đồng, hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Trong ngày tổ chức tiệc chiêu đãi, thì bữa trưa (hoặc tối) còn lại (nếu có) được thực hiện theo tiêu chuẩn bằng 50% tiêu chuẩn ăn hàng ngày theo quy định tại Điều 8 nêu trên.
Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc đối với khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc như sau:
Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc
1. Khách hạng đặc biệt: Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn.
2. Đối với các đoàn khách khác, mức chi tiếp xã giao và các buổi làm việc (đồ uống, hoa quả, bánh ngọt) thực hiện như sau:
a) Đoàn là khách hạng A: 150.000 đồng/người/01 buổi làm việc (nửa ngày);
b) Đoàn là khách hạng B: 80.000 đồng/người/01 buổi làm việc (nửa ngày);
c) Đoàn là khách hạng C, khách quốc tế khác: 60.000 đồng/người/01 buổi làm việc (nửa ngày).
3. Đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách được áp dụng tiêu chuẩn tiếp xã giao như thành viên của đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Danh sách đại biểu phía Việt Nam do đơn vị được giao chủ trì đón tiếp phê duyệt.
4. Chứng từ thanh toán chi tiếp xã giao và các buổi làm việc căn cứ vào hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc đối với khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Chứng từ thanh toán chi tiếp xã giao và các buổi làm việc căn cứ vào hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?