Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính? Công chức thực hiện công tác pháp chế có được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính theo quy định mới?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế
1. Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế
a) Pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật;
b) Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp;
c) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;
d) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
...
Theo đó, pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính như sau:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm;
- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính? Công chức thực hiện công tác pháp chế có được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính? (Hình từ Internet)
Công chức thực hiện công tác pháp chế có được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
...
4. Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng công chức thực hiện công tác pháp chế có trách nhiệm rà soát, xét chuyển ngạch cho công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên tương ứng theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Khi thực hiện việc chuyển ngạch, công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn làm công tác pháp chế không kể thời gian tập sự được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên; công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương và có trình độ cử nhân luật trở lên được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công chức thực hiện công tác pháp chế có thể được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính nếu công chức đó đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương và có trình độ cử nhân luật trở lên.
Mức hỗ trợ đối với người làm công tác pháp chế là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 7 năm 2024.
2. Căn cứ vào vị trí việc làm về nghiệp vụ chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được hưởng mức hỗ trợ là 60.000 đồng/ngày làm việc, ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được hưởng mức hỗ trợ là 40.000 đồng/ngày làm việc. Chế độ hỗ trợ này được áp dụng cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng chế độ hỗ trợ nêu trên để quyết định các chế độ đối với người làm công tác pháp chế.
...
Theo đó, mức hỗ trợ người làm công tác pháp chế sẽ tùy thuộc vào vị trí việc làm về nghiệp vụ chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, cụ thể như sau:
- Người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: 60.000 đồng/ngày làm việc.
- Người làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 40.000 đồng/ngày làm việc.
Lưu ý: Chế độ hỗ trợ nêu trên được áp dụng cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?