Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ phải có những nội dung cơ bản nào? Việc công bố thực hiện bằng những cách gì?

Cho tôi hỏi, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ là gì? Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ phải có những nội dung cơ bản nào? Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ được công bố bằng những cách gì? Câu hỏi của chị Thanh Nga ở Lâm Đồng.

Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật và thông tin bắt buộc theo quy định tại Thông tư này hoặc nội dung cần thiết khác về sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở).
...

Như vậy, tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật và thông tin bắt buộc theo quy định tại Thông tư này hoặc nội dung cần thiết khác về sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở).

Vàng trang sức

Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ (hình từ Internet)

Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ phải có những nội dung cơ bản nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ
...
2. Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
a) Thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, phân phối:
- Tên hàng hóa (ví dụ: lắc đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng, nhẫn đính kim cương…);
- Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, hoặc nhà phân phối đại diện cho thương hiệu của sản phẩm;
- Nhãn hiệu hàng hóa, mã ký hiệu sản phẩm;
- Số Giấy đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu... (nếu có);
b) Yêu cầu kỹ thuật:
- Khối lượng vàng hoặc thành phần hợp kim có chứa vàng của sản phẩm và khối lượng của vật gắn trên vàng trang sức, mỹ nghệ (ví dụ: kim cương, saphia, ruby...);
- Hàm lượng vàng (tuổi vàng) (ví dụ 999 hoặc 99,9% hoặc 24K) trong thành phần của sản phẩm (hoặc trong phần hợp kim chủ yếu của sản phẩm nếu có nhiều hơn một thành phần);
- Các mô tả đặc điểm riêng của vàng trang sức, mỹ nghệ:
+ Kiểu dáng, kích cỡ;
+ Vật liệu gắn trên vàng (ví dụ: đá quý);
+ Sản phẩm là vàng nguyên khối, đồng nhất;
+ Sản phẩm là kim loại nền khác được bọc hoặc mạ vàng kèm theo thông tin về kim loại nền;
+ Vật liệu hàn, vật liệu kết dính...(nếu có sử dụng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này);
+ Sản phẩm có phần đúc rỗng không nhồi, làm đầy hoặc được nhồi, làm đầy bằng vật liệu khác kèm theo thông tin về vật liệu nhồi, làm đầy;
+ Sản phẩm vàng có nhiều thành phần khác nhau và thông tin cụ thể;
+ Phương pháp (đúc, thủ công, tự động).
- Cam kết về việc không sử dụng các chất độc hại cho sức khỏe của người sử dụng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan.
c) Ghi ký hiệu đối với vàng trang sức, mỹ nghệ:
- Ký hiệu “G.P” nếu sản phẩm là vàng bọc, phủ, mạ trên kim loại nền khác;
- Ký hiệu “G.F” nếu sản phẩm được nhồi hay làm đầy chỗ trống bằng vật liệu khác và không phải toàn bộ vật phẩm được sản xuất từ vàng hay hợp kim vàng với cùng phân hạng độ tinh khiết;
- Ký hiệu “C” nếu sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng vật liệu phi kim loại và trong suốt;
- Ký hiệu “P” nếu có lớp phủ mỏng bằng kim loại hay hợp kim khác không chứa vàng;
- Nếu sản phẩm là vàng được phủ trên nền hợp kim khác hoặc vật liệu khác bằng các phương pháp khác nhau (phủ, dán, cuốn, bọc, mạ...) với tổng lượng vàng (tính theo vàng nguyên chất) từ 1/40 khối lượng của vật phẩm trở lên, cần phải ghi thêm tỷ lệ của lượng vàng so với tổng khối lượng của vật phẩm kèm theo các ký hiệu G.P hoặc G.F nêu trên (ví dụ: 1/40 G.P 24K, 1/20 G.F 18K...).
d) Thông tin khác (nếu có để làm rõ về sản phẩm hoặc để tránh gây hiểu nhầm).
...

Theo đó, tiêu chuẩn công bố áp dụng phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, phân phối:

- Yêu cầu kỹ thuật:

- Ghi ký hiệu đối với vàng trang sức, mỹ nghệ.

Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ được công bố bằng những cách gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ
...
3. Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ do tổ chức, cá nhân tự thực hiện theo một trong các cách sau đây:
a) Trên bảng niêm yết giá vàng trang sức, mỹ nghệ;
b) Trên bao bì của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;
c) Trên nhãn hàng hóa của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;
d) Trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.

Như đó, việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ do tổ chức, cá nhân tự thực hiện theo một trong các cách sau:

- Trên bảng niêm yết giá vàng trang sức, mỹ nghệ;

- Trên bao bì của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;

- Trên nhãn hàng hóa của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;

- Trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.

Sản xuất vàng trang sức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần phải được sự cho phép của cơ quan nào để được nhập khẩu vàng nguyên liệu?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất loại vàng này?
Pháp luật
Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ phải có những nội dung cơ bản nào? Việc công bố thực hiện bằng những cách gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định thì bị phạt tiền đến 600 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Vàng trang sức, mỹ nghệ là sản phẩm có hàm lượng vàng từ bao nhiêu Kara? Ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Vàng miếng do Công ty SJC đã gia công bị đóng thêm các ký hiệu khác thì có được sử dụng để sản xuất vàng miếng SJC không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất vàng trang sức
8,791 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản xuất vàng trang sức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản xuất vàng trang sức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào