Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên cao cấp trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên chính trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên cao cấp trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) thì giảng viên cao cấp trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng những tiểu chuẩn sau:
+ Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
+ Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
+ Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) quy định tiêu chuẩn của giảng viên cao cấp như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
1. Giảng viên cao cấp
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I).
d) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
đ) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
e) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
...
Theo đó, tiêu chuẩn đối với giảng viên cao cấp trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Trong đó yêu cầu giảng viên cao cấp có bằng tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy. Và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I).
Giảng viên (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên chính trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) thì giảng viên chính trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
+ Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
+ Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) quy định tiêu chuẩn của giảng viên chính như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
...
2. Giảng viên chính
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II).
d) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với giảng viên chính giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
đ) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
e) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
...
Theo đó, tiêu chuẩn đối với giảng viên chính trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 13 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu giảng viên chính phải có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Và có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II).
Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) thì giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải có những tiêu chuẩn sau:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
+ Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
+ Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) quy định tiêu chuẩn của giảng viên như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
...
3. Giảng viên
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên (hạng III).
d) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với giảng viên giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
đ) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
e) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Như vậy, tiêu chuẩn về giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 13 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?