Tiêu chuẩn để Đảng viên trở thành tuyên truyền viên GDQPAN ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì?
- Đảng viên có được lựa chọn làm tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh không?
- Tiêu chuẩn để Đảng viên trở thành tuyên truyền viên GDQPAN ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì?
- Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm và quyền lợi như thế nào?
Đảng viên có được lựa chọn làm tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh không?
Nguồn lựa chọn tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BQP như sau:
Nguồn lựa chọn Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh
1. Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn, thôn đội trưởng, trung đội trưởng dân quân tự vệ.
2. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam sinh hoạt tại nơi cư trú.
3. Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
4. Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nhân chứng lịch sử.
Căn cứ trên quy định các đối tượng được lựa chọn làm nguồn tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh gồm:
- Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn, thôn đội trưởng, trung đội trưởng dân quân tự vệ.
- Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam sinh hoạt tại nơi cư trú.
- Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
- Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nhân chứng lịch sử.
Như vậy, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam sinh hoạt tại nơi cư trú có thể được lựa chọn làm tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh nếu đáp ứng các tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Tiêu chuẩn để Đảng viên trở thành tuyên truyền viên GDQPAN ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn để Đảng viên trở thành tuyên truyền viên GDQPAN ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì?
Tiêu chuẩn của tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2014/TT-BQP như sau:
Tiêu chuẩn của Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền viên.
2. Có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong nhân dân.
3. Có kiến thức, hiểu biết về quốc phòng và an ninh.
4. Được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh và được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
5. Đối với Tuyên truyền viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài tiêu chuẩn trên phải thông thạo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Theo đó, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam sinh hoạt tại nơi cư trú muốn trở thành tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền viên.
- Có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong nhân dân.
- Có kiến thức, hiểu biết về quốc phòng và an ninh.
- Được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh và được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Phải thông thạo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sẽ quyết định công nhận Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam trở thành tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 2 Thông tư 25/2014/TT-BQP như sau:
Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh
Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh là người thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, nhân dân ở cơ sở, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định công nhận.
Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm và quyền lợi như thế nào?
Trách nhiệm và quyền lợi của tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
Trách nhiệm và quyền lợi của báo cáo viên, tuyên truyền viên
1. Truyền đạt đúng nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng.
2. Tham dự đầy đủ hoạt động bồi dưỡng, tập huấn do cấp có thẩm quyền tổ chức để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
3. Được cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm và quyền lợi sau:
- Truyền đạt đúng nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng.
- Tham dự đầy đủ hoạt động bồi dưỡng, tập huấn do cấp có thẩm quyền tổ chức để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
- Được cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?