Tiêu chuẩn để trở thành Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội là gì? Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp do ai bầu?
Tiêu chuẩn để trở thành Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội là gì?
Theo quy định để trở thành Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
- Về chính trị, tư tưởng quy định tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về đạo đức, lối sống quy định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về trình độ quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về năng lực và uy tín được quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định tại tiết 1.5 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020.
(2) Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh cụ thể quy định tại tiết 2.14 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
...
2.14. Chức danh khối cơ quan Quốc hội
a) Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực phụ trách. Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước để tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả. Có khả năng tư duy chiến lược, dự báo và định hướng sự phát triển của đất nước; năng lực tham gia tổng kết lý luận, thực tiễn; năng lực tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật. Có ý thức và năng lực đoàn kết, lãnh đạo, điều hành và tổ chức hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội. Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện các chức năng, quyền hạn của cơ quan Quốc hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phó các uỷ ban, hội đồng của Quốc hội hoặc cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Đối với chức danh Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ tư lệnh hoặc chính uỷ quân khu và tương đương trở lên.
...
Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội do ai bầu?
Theo khoản 2 Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi khoản 10 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
...
Theo quy định nêu trên thì Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội do Quốc hội bầu.
Tiêu chuẩn để trở thành Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội là gì? Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp do ai bầu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
1. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
b) Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
c) Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban mà mình làm Chủ tịch, Chủ nhiệm;
d) Giữ liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
đ) Được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;
e) Thay mặt Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giữ liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội được quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?