Tiêu chuẩn xét danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến để làm căn cứ xét tỷ lệ công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là gì?
- Tỷ lệ công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" theo quy định là bao nhiêu phần trăm?
- Tiêu chuẩn xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” để làm căn cứ xét tỷ lệ công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" là gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”?
Tỷ lệ công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" theo quy định là bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2017/NĐ-CP có quy định về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” như sau:
"Điều 9. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua
...
3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
...
Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
Theo đó, đối với danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" có hạn chế mức tối đa là 15% số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
Mà danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” xét trên tiêu chuẩn được nêu tại Điều 10 cùng văn bản trên mà không có hạn chế số lượng.
Do đó, tùy tình hình thức tế mà số lượng "Chiến sĩ thi đua cơ sở" sẽ thay đổi theo, đảm bảo không quá 15%.
Tiêu chuẩn xét danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến để làm căn cứ xét tỷ lệ công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là gì?
Tiêu chuẩn xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” để làm căn cứ xét tỷ lệ công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" là gì?
Tiêu chuẩn để được xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” quy định tại Điều 24 Luật Thi đua khen thưởng 2003 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 như sau:
"Điều 24
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cán bộ, công chức, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” xét tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lao động sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;
b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.”
Như vậy, để được xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” thì bạn phải đạt được các tiêu chuẩn theo quy định trên.
Do hiện tại không biết bạn đang thuộc đối tượng nào nên bạn tham khảo quy định trên để biết thêm chi tiết.
Ai có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 12/2019/TT-BNV quy định về thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” như sau:
"Điều 7. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp sở, ban, ngành và cấp huyện do thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng xét, trình giám đốc sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
2. Người lao động, tập thể người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh nước ngoài; hợp tác xã trong các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ, thương mại...do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp quản lý xem xét, quyết định."
Vậy cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp sở, ban, ngành và cấp huyện sẽ do giám đốc sở, ban, ngành cấp tỉnh xem xét và quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định xét danh hiệu theo thẩm quyền được giao.
Với người lao động, tập thể người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn,... sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp quản lý xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?