Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực có được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự hay không?
Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực có được gọi là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ không?
Theo điểm d khoản 2 Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
...
2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
c) Trung đội trưởng;
d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Theo quy định nêu trên thì Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ.
Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực có được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự hay không?
Theo Điều 9 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực
1. Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.
Căn cứ trên quy định các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân thường trực sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.
Như vậy, Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, cụ thể:
- Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.
- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.
Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực có được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự hay không? (Hình từ Internet)
Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực thực hiện các nhiệm vụ thế nào?
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 29/2020/TT-BQP quy định về nhiệm vụ của Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực như sau:
Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng, đại đội trưởng, hải đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng
...
2. Nhiệm vụ
a) Chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết lãnh đạo của đảng ủy (chi bộ), sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đảng ủy (chi bộ), người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên theo phân cấp quản lý;
b) Nắm vững tình hình mọi mặt, lập kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng thủ dân sự và chế độ, chính sách của đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền;
c) Đăng ký, quản lý, nắm tình hình chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực công tác của các chức vụ chỉ huy và chiến sĩ Dân quân tự vệ thuộc quyền;
d) Tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng, đại đội trưởng, hải đội trưởng phối hợp với chính trị viên cùng cấp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho đơn vị mình;
đ) Kiểm tra, phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.
...
Như vậy, Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết lãnh đạo của đảng ủy (chi bộ), sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đảng ủy (chi bộ), người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên theo phân cấp quản lý;
- Nắm vững tình hình mọi mặt, lập kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng thủ dân sự và chế độ, chính sách của đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền;
- Đăng ký, quản lý, nắm tình hình chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực công tác của các chức vụ chỉ huy và chiến sĩ Dân quân tự vệ thuộc quyền;
- Tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng, đại đội trưởng, hải đội trưởng phối hợp với chính trị viên cùng cấp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho đơn vị mình;
- Kiểm tra, phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?