Tiểu sử anh hùng Nguyễn Trung Trực? Lễ hội truyền thống 156 năm anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh diễn ra trong mấy ngày?
Tiểu sử anh hùng Nguyễn Trung Trực? Lễ hội truyền thống 156 năm anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh diễn ra trong mấy ngày?
* Tiểu sử anh hùng Nguyễn Trung Trực
Căn cứ theo Nghị quyết 258/2019/NQ-HĐND của tỉnh Đồng Tháp, tóm tắt tiểu sử của anh hùng Nguyễn Trung Trực như sau:
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, tự là Chơn. Quê thôn Bình Nhật, tổng Cửu Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Năm 23 tuổi, Nguyễn Trung Trực tham gia lực luợng nghĩa quân chống Pháp, giữ chức quyền sung quản binh đạo, thường được gọi là Quản Lịch.
Ngày 10/12/1851 sau khi nắm được tình hình qui luật hành quân của giặc, Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp cùng nhân dân địa phuơng dùng mưu kế tổ chức tấn công, tiêu diệt lính Pháp trên tàu, tiêu hủy toàn bộ chiếc tàu Ét-Pê-Răng trên sông Nhật Tảo.
Đến sáng ngày 16 tháng 06 năm 1868 Nguyễn Trung Trực đã chủ động tấn công đồn Rạch Giá . Sau một trận quyết chiến giáp lá cà, hầu hết quân địch trong đồn bị giết, kể cả đồn truởng và chủ tỉnh Rạch Giá.
Tháng 9 năm 1868 quân Pháp do tên bán nước Huỳnh Công Tấn dẫn đường đổ bộ lên Phú Quốc bao vây, tiêu diệt nghĩa quân.
Lưc lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Bị vây hãm nhiều ngày, lương thực cạn kiệt, để tránh cho nghĩa quân khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn ông đành phải để cho giặc bắt.
Ngày 27/10/1868 Nguyễn Trung Trực bị địch giải về Rạch Giá xử tử, anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh, để lại cho đời sau câu nói bất hũ “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh Tây”
* Lễ hội truyền thống 156 năm anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh diễn ra trong mấy ngày?
Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2024) sẽ diễn ra trong 03 ngày từ ngày 28/9 đến 30/9 (ngày 26 - 28/8 âm lịch hằng năm).
Tiểu sử anh hùng Nguyễn Trung Trực? Lễ hội truyền thống 156 năm anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh diễn ra trong mấy ngày? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ban tổ chức lễ hội truyền thống 156 năm anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, Ban tổ chức lễ hội truyền thống 156 năm anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh có trách nhiệm sau:
- Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
- Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
- Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
- Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc tổ chức lễ hội?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo đó, trong công tác tổ chức lễ hội nhà nướcnghiêm cấm các hành vi sau:
- Lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm;
- Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?