Tín dụng đen là gì? Bùng nợ app tín dụng đen thì người vay có đang vi phạm quy định pháp luật hay không?
Tín dụng đen là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì hiện nay có 03 loại nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bao gồm:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Trong đó cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tuy nhiên, tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản khác có liên quan lại không có quy đinh về tín dụng đen.
Tín dụng đen được hiểu một hình thức cho vay nặng lãi với mức lãi suất cao, được thực hiện giữa cá nhân và cá nhân mà không thông qua một hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính được nhà nước cấp phép.
Tuy phải mức lãi suất rất cao nhưng nhiều người lại lựa chọn hình thức vay tín dụng đen bởi thủ tục vay tiền cực kỳ đơn giản, dễ dàng, không mất nhiều thời gian cũng như không cần chứng minh thu nhập, điều kiện vay vốn ,
Hiện nay, việc vay tín dụng đen càng dễ dàng hơn khi chỉ cần một chiến điện thoại cảm ứng và tài app vay tiền về rồi thực hiện theo các bước được hướng dẫn là có thể hoàn tất thủ tục vay tiền.
Số tiền vay sẽ được chuyển thẳng vào số tài khoản mà người vay đã nhập thông tin trên app.
Mặc dù thủ tục vay tiền rất dễ nhưng lãi suất của các app tín dụng đen rất cao, một số app mức lãi suất có thể lên đến 300-400%/ năm dẫn đến việc người vay không có khả năng chi trả và nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tín dụng đen là gì? Bùng nợ app tín dụng đen thì người vay có đang vi phạm quy định pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Mức lãi suất hợp pháp khi cho vay hiện nay là bao nhiêu?
Mức lãi suất cho vay hợp pháp trong giao dịch dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể như sau:
(1) Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
- Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
(2 Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.
Bùng nợ app tín dụng đen thì người vay có đang vi phạm pháp luật hay không?
Như đã nói thì tín dụng đen là một hình thức cho vay nặng lãi trái với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp một cá nhân vay app tín dụng đen và có ý định bùng nợ thì hành vi đó cũng được coi là hành vi vi phạm pháp luật,
Trường hợp cá nhân vay tiền và cố tình bùng nợ mặc dù có khả năng chi trả thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, nếu người vay ngay từ khi bắt đầu đã có ý định bùng nợ thì người này còn có khả năng bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) kể cả khi việc cho vay đang bất hợp pháp.
Trong trường hợp đã lỡ vay app tín dung đen mà chưa có khả năng để trả nợ, thì người đi vay có thể xin gia hạn thời hạn trả nợ, xin khất nợ để có thêm thời gian để tìm cách chi trả.
Trong trường hợp người vay bị người từ phía app tín dụng đen dùng vũ lực hoặc bằng các hình thức khác nhằm đe dọa buộc người vay phải trả nợ thì người vay cần liên hệ với cơ quan công an để được giải quyết.
Hoạt động tín dụng đen là một hoạt động bất hợp pháp với mức lãi suất cao gấp nhiều lần mức lãi suất được nước quy định.
Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay nặng lãi như sau:
(1) Người cho vay nặng lãi với mức lãi suất cao gấp 05 lần mức lãi suất cáo nhất quy định trong Bộ luật dân sự trở lên để thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thi sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trường hợp cá nhân cho vay nặng lãi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
(2) Trường hợp cá nhân cho vay nặng lãi mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?