Tính chế độ thai sản như thế nào khi người lao động thay đổi công ty và đóng bảo hiểm xã hội không liên tục?
Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Lao động nữ sinh con;
...
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mà không yêu cầu liên tục và làm cùng 1 công ty.
Do đó, trường hợp của bạn: Vợ bạn làm việc tại 1 công ty ở TP. Hà Nội, đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9 đến hết tháng 11/2018.
Tháng 12/2018, vợ bạn nghỉ việc và cắt bảo hiểm xã hội. Tháng 6/2019 vợ bạn xin làm việc tại 1 công ty ở Hà Giang, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội đến nay.
Đầu tháng 5/2020, vợ bạn nghỉ sinh con thì vợ bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà không yêu cầu về việc đóng liên tục và ở 1 công ty.
Tính chế độ thai sản như thế nào khi người lao động thay đổi công ty và mức đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32; 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32; Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34; Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì mức hưởng chế độ thai sản của vợ bạn được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản ở công ty mới.
Cụ thể mức hưởng bằng: 4.500.000 đồng x 6 = 27.000.000 đồng.
Chế độ thai sản
Trợ cấp một lần khi sinh con được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy, trợ cấp một lần khi sinh con của vợ bạn được tính dựa trên mức lương cơ sở, cụ thể bằng 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con.
Tại thời điểm hiện tại, lương cơ sở bằng 1.490.000 đồng, theo đó trợ cấp thai sản một lần bằng 2.980.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?