Tình huống sự cố thiên tai được pháp luật quy định như thế nào? Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai thì Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi tình huống sự cố thiên tai được pháp luật quy định như thế nào? Tôi thắc mắc sập hầm lò khai thác khoáng sản có phải là tình huống sự cố thiên tai không? Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai thì Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm gì? Khi sự cố thiên tai xảy ra thì phải xử lý như thế nào? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Như Ngọc đến từ Bến Tre.

Tình huống sự cố thiên tai được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Tình huống sự cố, thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm:
a) Tai nạn tàu, thuyền trên biển;
b) Sự cố tràn dầu;
c) Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí;
d) Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;
đ) Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản;
e) Sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc và môi trường;
g) Sự cố động đất, sóng thần;
h) Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng;
i) Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
k) Sự cố vỡ đê, hồ đập và xả lũ;
l) Sự cố cháy rừng;
m) Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gây ra.
...

Đối chiếu quy định trên, tình huống sự cố thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm các trường hợp nêu trên.

Do đó, trường hợp bạn thắc mắc sập hầm lò khai thác khoáng sản thuộc tình huống sự cố thiên tai.

Sự cố thiên tai

Sự cố thiên tai (Hình từ Internet)

Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai thì Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm gì?

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động
1. Thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp để kiểm tra và xử lý.
2. Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra; các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức thuộc quyền và nhân dân, đồng thời báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên theo quy định.
3. Các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời đến tổ chức, cá nhân và nhân dân biết những tin tức liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Theo đó, sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức thuộc quyền và nhân dân, đồng thời báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm Cứu nạn cấp trên theo quy định.

Khi sự cố thiên tai xảy ra thì phải xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định xử lý sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:

Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
2. Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
a) Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
b) Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
3. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và quy định tại các Điều 14, 15 của Nghị định này.

Như vậy, khi sự cố thiên tai xảy ra căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ, hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
3,872 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào