Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là gì? Ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được quy định như thế nào?
Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Như vậy, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là gì? (Hình từ Internet)
Ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
1. Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Khi không còn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính phủ quy định việc thi hành quyết định ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Như vậy, khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Khi không còn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính phủ quy định việc thi hành quyết định ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Khu vực phòng thủ có nhiệm vụ gì trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 9 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Khu vực phòng thủ
1. Khu vực phòng thủ là bộ phận hợp thành phòng thủ quân khu, bao gồm các hoạt động về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; được tổ chức theo địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, lấy xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương.
2. Nhiệm vụ khu vực phòng thủ bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khu vực phòng thủ;
b) Xây dựng tiềm lực về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân;
c) Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh;
d) Nắm chắc tình hình, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; chiến đấu bảo vệ địa phương, tạo thế và lực cho Bộ đội chủ lực hoạt động tác chiến trên địa bàn; sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho địa phương khác;
đ) Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị trên địa bàn; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
e) Chuẩn bị mọi mặt, thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài của địa phương; sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc;
g) Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
h) Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
3. Khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này và xây dựng cơ quan, đơn vị Bộ đội chủ lực của Bộ Tư lệnh Thủ đô vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao.
4. Chính phủ quy định việc chỉ đạo, chỉ huy, mối quan hệ phối hợp, công tác bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về khu vực phòng thủ.
Như vậy, khu vực phòng thủ có nhiệm vụ như trên trong đó có nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt, thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài của địa phương; sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?