Tình trạng khẩn cấp về thiên tai là gì? Chế độ truyền phát tin khi ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai được quy định ra sao?
Tình trạng khẩn cấp về thiên tai là gì?
Tình trạng khẩn cấp về thiên tai được quy định tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
32. Tình trạng khẩn cấp về thiên tai là tình huống khi các loại thiên tai quy định tại Điều 3 Quyết định này ở mức rủi ro thiên tai cấp độ 5, có khả năng gây thảm họa, thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng, môi trường sinh thái.
...
Theo đó, tình trạng khẩn cấp về thiên tai là tình huống khi các loại thiên tai quy định tại Điều 3 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ở mức rủi ro thiên tai cấp độ 5, có khả năng gây thảm họa, thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng, môi trường sinh thái.
Tình trạng khẩn cấp về thiên tai là gì? Chế độ truyền phát tin khi ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai được quy định ra sao? (hình từ internet)
Chế độ truyền phát tin khi ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai được quy định thế nào?
Chế độ truyền phát tin khi ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai được quy định tại Điều 40 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Chế độ truyền phát tin khi ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai
Truyền tin tình trạng khẩn cấp về thiên tai trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp trong các trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.
Theo quy định này thì việc truyền tin tình trạng khẩn cấp về thiên tai trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp trong các trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.
Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai được quy định ra sao?
Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai được đề cập tại Điều 57 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
1. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
a) Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý các bản tin báo tin động đất, bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chỉ đạo Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cập nhật, cung cấp thông tin thực tế về thiệt hại của thiên tai cho cơ quan dự báo, cảnh báo; định kỳ hằng năm cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường các thông tin tổng hợp về thiên tai, tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung việc phân cấp độ rủi ro thiên tai;
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá hiệu quả của bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai; tính kịp thời của các bản tin khi đến người sử dụng; kiến nghị điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa phù hợp hoặc còn thiếu nhằm hoàn thiện hoạt động dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai.
2. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
a) Tiếp nhận và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ các tin dự báo, cảnh báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá hiệu quả của bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai; tính kịp thời của các bản tin khi đến người sử dụng; kiến nghị điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa phù hợp hoặc còn thiếu nhằm hoàn thiện hoạt động dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai, phù hợp với yêu cầu ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.
Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai trong việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý các bản tin báo tin động đất, bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Chỉ đạo Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cập nhật, cung cấp thông tin thực tế về thiệt hại của thiên tai cho cơ quan dự báo, cảnh báo;
- Định kỳ hằng năm cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường các thông tin tổng hợp về thiên tai, tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung việc phân cấp độ rủi ro thiên tai;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá hiệu quả của bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai; tính kịp thời của các bản tin khi đến người sử dụng;
- Kiến nghị điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa phù hợp hoặc còn thiếu nhằm hoàn thiện hoạt động dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?