Tố cáo trong hoạt động tư pháp là gì? Kết luận nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp phải có những nội dung nào?
Tố cáo trong hoạt động tư pháp là gì?
Tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động tư pháp: Bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp.
2. Khiếu nại trong hoạt động tư pháp: Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Tố cáo trong hoạt động tư pháp: Là việc cá nhân, theo thủ tục do pháp luật quy định, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là văn bản của cơ quan cấp dưới gửi cơ quan cấp trên trong cùng một bộ, ngành để báo cáo.
5. Thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là văn bản do các cơ quan cấp trung ương của mỗi bộ, ngành gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, tố cáo trong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, theo thủ tục do pháp luật quy định, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo trong hoạt động tư pháp là gì? (Hình từ Internet)
Kết luận nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp phải có những nội dung nào?
Kết luận nội dung tố cáo được quy định tại khoản 1 Điều 22 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Ban hành kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật
1. Căn cứ quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xác minh đã được phê duyệt, người được phân công xác minh dự thảo kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự) trình người có thẩm quyền ký ban hành. Kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự) phải có các nội dung sau:
a) Họ tên, địa chỉ người bị tố cáo, nội dung tố cáo;
b) Kết quả xác minh, căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai;
d) Xác định trách nhiệm của người tố cáo nếu tố cáo sai; trách nhiệm của người bị tố cáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật và của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (nếu có);
2. Căn cứ kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), người giải quyết tố cáo quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Qua giải quyết tố cáo, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp, người giải quyết tố cáo kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp phòng ngừa vi phạm.
Như vậy, theo quy định, kết luận nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp phải có các nội dung sau:
(1) Họ tên, địa chỉ người bị tố cáo, nội dung tố cáo;
(2) Kết quả xác minh, căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
(3) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai;
(4) Xác định trách nhiệm của người tố cáo nếu tố cáo sai; trách nhiệm của người bị tố cáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật và của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (nếu có);
Kết luận nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp phải được công khai trong vòng bao lâu?
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo được quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Công khai kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có), người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật tại nơi làm việc của người bị tố cáo. Việc công khai được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Công bố kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm tại cuộc họp cơ quan, đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, làm việc;
b) Gửi kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý vi phạm cho cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo, người bị xử lý biết;
...
Như vậy, theo quy định, kết luận nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp phải được công khai trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?