Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là gì? Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập, tổ chức và hoạt động như thế nào theo quy định của pháp luật?
Thế nào là tổ chức bảo hiểm tương hỗ?
Theo Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa về tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:
“Điều 70. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.”
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
* Về số lượng thành viên tối thiểu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định tại Điều 5 Nghị định 18/2005/NĐ-CP như sau:
- Số lượng thành viên tối thiểu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thấp hơn 10 thành viên.
- Trường hợp số lượng thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ thấp hơn số thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
Trong trường hợp tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thể tăng số lượng thành viên theo kế hoạch đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định chấm dứt hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoặc chuyển đổi tổ chức bảo hiểm tương hỗ sang hình thức doanh nghiệp bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
* Thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định tại Điều 6 Nghị định 18/2005/NĐ-CP như sau:
- Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ và cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
- Thành viên sáng lập không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào so với các thành viên khác của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trừ khi Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có quy định khác.
* Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định tại Điều 7 Nghị định 18/2005/NĐ-CP như sau:
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật và đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ là thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
* Quyền của thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định tại Điều 8 Nghị định 18/2005/NĐ-CP như sau:
- Được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm mà thành viên đó đã giao kết với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Được hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo quy định tại Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Tham dự hoặc uỷ quyền cho người khác tham dự Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; ứng cử, bầu cử vào bộ máy quản lý và các chức danh được bầu khác của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định tại Điều 9 Nghị định 18/2005/NĐ-CP bao gồm:
- Thực hiện các nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
- Chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các nghị quyết được thông qua tại Đại hội thành viên.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?
- Tư cách thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ chấm dứt khi có một trong các trường hợp được quy định tại Điều 10 Nghị định 18/2005/NĐ-CP như sau:
+ Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức bảo hiểm tương hỗ chấm dứt, được chuyển nhượng theo các quy định của pháp luật;
+ Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ là cá nhân chết; hoặc thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất hoặc chấm dứt hoạt động;
+ Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy định.
- Trừ khi Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ hay hợp đồng bảo hiểm có quy định khác, thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 03 năm, kể từ khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
- Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ và hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Như vậy, tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm của tổ chức. Theo đó, tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải có số lượng thành viên tối thiểu không thấp hơn 10 thành viên.
Trong trường hợp tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thể tăng số lượng thành viên thì Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi tổ chức bảo hiểm tương hỗ sang hình thức doanh nghiệp bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải đáp ứng điều kiện và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Tư cách thành viên của thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 10 Nghị định 18/2005/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?