Tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy ra sao? Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là cơ quan có chức năng gì?
Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 về cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy quy định như sau:
Cơ quan ủy ban kiểm tra
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng trong đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy giao.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng của tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
Như vậy, cơ quan kiểm tra tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng trong đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy giao.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng của tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
Nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 như sau:
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy được quy định trong Điều lệ Đảng, quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hằng năm do ủy ban kiểm tra tỉnh ủy quyết định.
b) Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trong nhiệm kỳ và hằng năm theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các đề án về công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy.
c) Nghiên cứu, đề xuất ủy ban kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định tại Điều 30 và Điều 32, Điều lệ Đảng; thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của Bộ Chính trị.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy đề xuất tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thành lập đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
đ) Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ.
e) Thực hiện thông tin tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giúp ban thường vụ tỉnh ủy và Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
g) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra và cơ quan Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy. Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên trong đảng bộ tỉnh thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; giúp ủy ban kiểm tra tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng cho tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc và các cơ quan tham mưu, giúp việc cùng cấp; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra đảng.
b) Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra theo Điều lệ Đảng quy định; quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
Thẩm định đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng khi có yêu cầu.
2.4. Phối hợp
a) Với các cơ quan liên quan trong xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
b) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
c) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; tham gia ý kiến về các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng theo phân cấp.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy và Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy giao.
Tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy ra sao? (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 về tổ chức bộ máy của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy như sau:
Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy
Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thực hiện theo Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương nhưng tối đa không quá 4 phòng; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 phòng.
Biên chế
Biên chế của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.
Như vậy, tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy bao gồm:
- Lãnh đạo cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy:
+ Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.
+ Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
- Các đơn vị trực thuộc: Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương nhưng tối đa không quá 4 phòng; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?