Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước quy định thế nào? Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của KTNN?
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước quy định thế nào?
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước theo quy định theo khoản 1 Điều 16 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Tổ chức của Kiểm toán nhà nước
1. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Căn cứ trên quy định Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm:
- Văn phòng Kiểm toán nhà nước;
- Các đơn vị thuộc bộ máy điều hành;
- Kiểm toán nhà nước chuyên ngành;
- Kiểm toán nhà nước khu vực;
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng.
Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước được quy định theo Điều 59 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước lập dự toán và gửi Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội quyết định.
2. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Căn cứ trên quy định về kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước như sau:
- Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước lập dự toán và gửi Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội quyết định.
- Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước quy định thế nào? Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của KTNN? (Hình từ Internet)
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ gì?
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ được quy định theo Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) như sau:
- Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây:
+ Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước;
+ Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.
- Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
- Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
- Tham gia với các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
- Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật có liên quan.
- Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
- Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
- Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
- Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
- Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?