Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND?
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có những cơ quan nào?
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Như vậy, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có những cơ quan sau:
- Ủy ban kiểm sát;
- Văn phòng;
- Các viện và tương đương.
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,
- Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,
- Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ra sao?
Nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được căn cứ theo Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp cấp tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
...
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
...
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được căn cứ theo Điều 41 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?