Tổ chức, cá nhân có được phép trao đổi, sử dụng dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khác không?
- Hoạt động cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Tổ chức, cá nhân có được phép chia sẻ, trao đổi dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khác không?
- Xây dựng và triển khai kế hoạch về dữ liệu mở của cơ quan nhà nước bao gồm những kế hoạch gì?
Hoạt động cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 17 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước như sau:
Nguyên tắc cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Hoạt động cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ nội dung thông tin cơ quan nhà nước cung cấp;
b) Dữ liệu mở được cung cấp là dữ liệu được cập nhật mới nhất;
c) Dữ liệu mở phải có khả năng truy cập sử dụng được trên môi trường mạng;
d) Dữ liệu mở phải đảm bảo khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được;
đ) Tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở;
e) Dữ liệu mở ở định dạng mở;
g) Sử dụng dữ liệu mở là miễn phí;
h) Ưu tiên cung cấp dữ liệu mở đối với dữ liệu mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trong phạm vi quản lý của mình.
Tổ chức, cá nhân có được phép trao đổi, sử dụng dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khác không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân có được phép chia sẻ, trao đổi dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khác không?
Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định về việc quy định sử dụng dữ liệu mở của cơ quan nhà nước như sau:
Quy định sử dụng dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trích dẫn, ghi nhận thông tin sử dụng dữ liệu mở trong các sản phẩm, tài liệu liên quan có sử dụng dữ liệu mở.
3. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu nguyên trạng như được công bố; không bao gồm các hình thức trình bày và các thông tin phát sinh từ dữ liệu mở đã được cung cấp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được bán dữ liệu mở đã được khai thác nguyên trạng từ cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác. Khi sử dụng dữ liệu mở trong sản phẩm, dịch vụ thương mại của mình phải cung cấp miễn phí dữ liệu mở kèm theo sản phẩm, dịch vụ thương mại đó.
5. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh của cơ quan, tổ chức, cá nhân do việc sử dụng dữ liệu mở gây ra.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình.
Xây dựng và triển khai kế hoạch về dữ liệu mở của cơ quan nhà nước bao gồm những kế hoạch gì?
Tại Điều 19 Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch và triển khai dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước như sau:
Kế hoạch và triển khai dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước
Trong phạm vi quản lý của mình, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai các nội dung sau:
1. Xây dựng và triển khai kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm kế hoạch công bố dữ liệu mở, mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch.
2. Xác định cơ chế thu thập, phân tích thông tin phản hồi của cá nhân, tổ chức về việc sử dụng dữ liệu mở; chỉ định đầu mối liên hệ tiếp nhận thông tin phản hồi của tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến chất lượng, tính khả dụng, định dạng, sự tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến dữ liệu mở.
3. Có các biện pháp phòng ngừa cần thiết để duy trì việc xây dựng và công bố dữ liệu mở có liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo vệ an toàn cho con người và tài sản bị ảnh hưởng bởi kế hoạch triển khai dữ liệu mở trong phạm vi cơ quan mình.
4. Thực hiện các giải pháp khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu mở:
a) Tiếp nhận ý kiến phản hồi của tổ chức, cá nhân để xác định mức độ ưu tiên và thực hiện công bố dữ liệu mở phù hợp với nhu cầu;
b) Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cộng đồng thực hiện các hoạt động xây dựng, đóng góp để mở rộng dữ liệu mở.
Như vậy, về việc xây dựng và triển khai kế hoạch về dữ liệu mở bao gồm kế hoạch công bố dữ liệu mở và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?