Tổ chức, cá nhân đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?

Tôi có một số thắc mắc về hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cụ thể thì đấu giá quyền khai thác khoáng sản là hoạt động như thế nào? Việc thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản dựa theo nguyên tắc gì và phải đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là gì? Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 22/2012/NĐ-CP định nghĩa về hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản như sau:

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là hình thức bán quyền khai thác khoáng sản công khai theo phương thức trả giá tăng cao theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.

Và tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 22/2012/NĐ-CP có quy định thêm về người tham gia đấu giá là người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này.

Về nguyên tắc đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 3 Nghị định 22/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP) như sau:

Việc tổ chức bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Minh bạch, công khai, liên tục, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá.

- Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi có ít nhất 02 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá.

- Chỉ tiến hành đấu giá quyền khai thác, khoáng sản tại các khu vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu giá.

Điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân?

Theo Điều 8 Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân như sau:

- Là tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị tham gia phiên đấu giá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét chọn theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

- Đã nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước theo quy định.

Trường hợp khi có sự thay đổi về tư cách pháp lý, tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá phải nộp bổ sung văn bản liên quan cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá trước khi tiến hành phiên đấu giá.

Tổ chức, cá nhân tham gia phiên đấu giá và trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng từ chối không nhận kết quả trúng đấu giá mà chưa được Hội đồng đấu giá chấp thuận thì không được tham gia bất kỳ phiên đấu giá nào trong thời hạn 01 (năm), kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá đó.

Bên cạnh đó, tại Điều 9 Nghị định 22/2012/NĐ-CP có quy định về đối tượng không được đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cụ thể:

- Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá; cán bộ, công chức được giao tiếp nhận, chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người nêu trên.

- Những đối tượng bị cấm khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Đối với tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2012/NĐ-CP như sau:

- Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

+ Tham khảo tài liệu địa chất, khoáng sản liên quan đến khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.

+ Khảo sát thực địa khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, lấy mẫu trên mặt đất nằm trong khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 37 Luật khoáng sản;

+ Được tham gia các buổi họp liên quan đến phiên đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

- Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện nghiêm túc nội quy phiên đấu giá, quy chế đấu giá do Hội đồng đấu giá ban hành và quy định của pháp luật khác có liên quan;

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, nhân đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?

Tổ chức, nhân đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng điều kiện nào?

Thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện như thế nào?

Về trình tự, thủ tục thực hiện đấu giá quyền khai khoáng sản được quy định như sau:

* Về thủ tục lập kế hoạch và thông báo khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2012/NĐ-CP:

- Căn cứ lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản:

+ Các khu vực hoạt động khoáng sản thuộc quy hoạch khoáng sản quy định tại Điểm b, c và Điểm d Khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 78 Luật khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kết quả và tình hình thực tế hoạt động khai thác, chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn các địa phương và cả nước; nhu cầu khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và của cả nước trong năm tiếp theo.

- Trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản; căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, hàng năm Tổng cục Địa chất và Khoáng sản lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Sau khi được phê duyệt, danh mục khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá, kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản hàng năm được thông báo và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản.

* Về hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 16 Nghị định 22/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP) như sau:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải lập hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá quy định tại Điều 17 Nghị định này.

- Văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được lập 01 bộ theo quy định sau đây:

+ Bản chính: Đơn đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính kèm theo để đối chiếu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bản giới thiệu năng lực, kinh nghiệm trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; giới thiệu năng lực tài chính và khả năng huy động tài chính;

+ Đối với khu vực đấu giá đã có kết quả thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có chương trình sơ bộ việc đầu tư khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện dự án nếu trúng đấu giá;

+ Đối với khu vực đấu giá chưa thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có kế hoạch sơ bộ về đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện nếu trúng đấu giá.

* Tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ đấu giá được quy định tại Điều 17 Nghị định 22/2012/NĐ-CP:

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định như sau:

+ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là cơ quan lập, thông báo và bán hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đồng thời là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan lập, thông báo và bán hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đồng thời là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản là 30 (ngày), kể từ ngày kết thúc thông báo thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

* Quy định về thông báo, đăng tải thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Điều 18 Nghị định 22/2012/NĐ-CP như sau:

- Căn cứ kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 12 Nghị định này thông báo công khai thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Thời gian để thông báo và đăng tải thông tin liên tục trong 30 (ngày) trước ngày bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi khu vực khoáng sản được đưa ra đấu giá ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 (ngày).

- Thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

+ Tên loại khoáng sản, địa điểm khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá;

+ Giá khởi điểm, tiền đặt trước;

+ Địa điểm và thời gian tổ chức phiên đấu giá;

+ Ngày bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá;

+ Các thông tin khác có liên quan.

* Thủ tục xét chọn hồ sơ đề nghị tham gia phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 19 Nghị định 22/2012/NĐ-CP như sau:

- Sau khi hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá tiến hành xét chọn hồ sơ để lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia phiên đấu giá.

Sau 03 lần thông báo và tính đến thời điểm hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà vẫn không đủ số lượng người tham gia đấu giá quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép và không tổ chức phiên đấu giá.

- Tổ chức, cá nhân được xét chọn tham gia phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

+ Có văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;

+ Đáp ứng các quy định của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hoặc khai thác khoáng sản quy định tại Điều 34 và Điều 51 Luật khoáng sản;

+ Có cam kết về thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản và phương án tiêu thụ sản phẩm phù hợp với quy định trong hồ sơ mời đấu giá.

- Trong thời gian không quá 30 (ngày) kể từ ngày hết hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá phải hoàn thành phương án xét chọn hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị tham gia phiên đấu giá và báo cáo Chủ tịch Hội đồng đấu giá.

Trường hợp đấu giá thông qua tổ chức đấu giá chuyên nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này; hết thời hạn nêu trên Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển hồ sơ đấu giá của các tổ chức, cá nhân được xét chọn tham gia đấu giá cho tổ chức đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện đấu giá theo quy định của Nghị định này và pháp luật về đấu giá tài sản.

Trong thời gian không quá 30 (ngày), kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xét chọn hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Chủ tịch Hội đồng đấu giá hoặc tổ chức đấu giá chuyên nghiệp phải tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Đối với hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản không được xét chọn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không được xét chọn.

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản có trách nhiệm thông báo công khai danh sách tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước khi tiến hành phiên đấu giá; thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm họp trao đổi về các thông tin liên quan đến phiên đấu giá; thời điểm khảo sát thực địa khu vực đấu giá; thời gian nộp phí tham gia đấu giá và tiền đặt trước cho tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá.

Như vậy, đấu giá quyền khai thác khoáng sản là hình thức bán quyền khai thác khoáng sản công khai theo phương thức trả giá tăng cao theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 22/2012/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân muốn tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện theo trình tự, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Khai thác khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác khoáng sản
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có thể khai thác nếu khu vực khai thác vướng đất của người dân không?
Pháp luật
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc nhóm đất nào? Đối tượng nào được Nhà nước cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản?
Pháp luật
Khi ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có phải tính yếu tố trượt giá không?
Pháp luật
Hợp tác xã hoạt động khai thác khoáng sản có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Pháp luật
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là gì? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác khoáng sản không?
Pháp luật
Điều kiện để khai thác cát đá sỏi cần thực hiện những gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Không có giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thu lợi bất chính từ việc thăm dò khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác suối nước nóng cần thực hiện những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác khoáng sản
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
7,480 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác khoáng sản Đấu giá quyền khai thác khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác khoáng sản Xem toàn bộ văn bản về Đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào