Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất có phải xin giấy phép không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?
Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất có phải xin giấy phép không?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định khái niệm nước dưới đất như sau:
4. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về việc thăm dò, khai thác nước dưới đất như sau:
Thăm dò, khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 của Luật này.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 được hướng dẫn bởi các Điều 15, Điều 18 đến Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về đăng ký, cấp phép, sử dụng tài nguyên nước như sau:
Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
...
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:
- Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;
- Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
- Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
- Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
Như vậy, tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất cũng phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ những trường hợp pháp luật quy định không phải đăng ký, không phải xin phép.
Theo như câu hỏi của bạn, việc bạn khai thác nước dưới đất nhằm mục đích khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình thuộc trường hợp không phải đăng ký, không phải xin phép.
Tuy nhiên, nếu nơi bạn khai thác nằm ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì bạn vẫn phải đăng ký.
Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất có phải xin giấy phép không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?
Giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất có thời hạn bao lâu?
Căn cứ điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định thời hạn của giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất như sau như sau:
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
Như vậy, thời hạn của giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất được quy định như trên.
Ngoài ra, căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất?
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép trong trường hợp sau:
+ Khai thác tài nguyên nước nếu công trình đó là các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
+ Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với các trường hợp nằm ngoài 2 trường hợp trên.
Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?