Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có phải chứng minh năng lực tài chính không?
- Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có phải chứng minh năng lực tài chính không?
- Khi thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì phải báo cáo cho cơ quan nào?
- Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải báo cáo về tình hình triển khai đề án trong thời gian nào?
Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có phải chứng minh năng lực tài chính không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Dầu khí 2022 thì điều tra cơ bản về dầu khí là hoạt động nghiên cứu, khảo sát, điều tra về thành tạo địa chất và thành phần vật chất, các điều kiện và quy luật sinh dầu khí nhằm đánh giá tiềm năng, triển vọng dầu khí làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Việc tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có phải chứng minh năng lực tài chính không, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện của tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí
Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra cơ bản về dầu khí, đáp ứng các điều kiện sau:
1. Chứng minh đủ năng lực tài chính để thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo một hoặc đồng thời các hình thức sau:
a) Tự thu xếp bằng nguồn lực của tổ chức hoặc bảo lãnh của công ty mẹ;
b) Bảo lãnh hoặc cam kết tài trợ, cấp vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
2. Có phương án huy động máy móc, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực hiện đề án.
3. Đã tham gia ít nhất 01 đề án điều tra cơ bản về dầu khí hoặc 01 đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc 01 hợp đồng dầu khí.
4. Có cam kết thực hiện các yêu cầu về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật và không đang trong thời gian bị cấm hoạt động trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
Theo đó, tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải đáp ứng đủ những điều kiện được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có điều kiện tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải chứng minh đủ năng lực tài chính để thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo một hoặc đồng thời các hình thức sau:
- Tự thu xếp bằng nguồn lực của tổ chức hoặc bảo lãnh của công ty mẹ.
- Bảo lãnh hoặc cam kết tài trợ, cấp vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
Điều tra cơ bản về dầu khí (Hình từ Internet)
Khi thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì phải báo cáo cho cơ quan nào?
Cơ quan tiếp nhận báo cáo về việc phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác khi thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Triển khai thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
1. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt;
b) Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa.
2. Trong quá trình thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì tổ chức, cá nhân phải có ngay báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiến hành công việc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nghiêm cấm hành vi lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí để khai thác khoáng sản.
3. Trong quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án có thể đề nghị điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai thực địa. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án có văn bản đề xuất điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án, trong đó nêu rõ tiến độ và khối lượng công việc đã thực hiện, lý do và nội dung đề xuất điều chỉnh đề án, gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt theo quy trình tương tự được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này.
Theo quy định trên, khi thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì tổ chức, cá nhân phải có ngay báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiến hành công việc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân này phải bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nghiêm cấm hành vi lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí để khai thác khoáng sản.
Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải báo cáo về tình hình triển khai đề án trong thời gian nào?
Thời gian mà tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải báo cáo về tình hình triển khai đề án được quy định tại Điều 7 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
1. Hằng quý (trước ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình triển khai đề án đến Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phục vụ công tác giám sát.
2. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ trì kiểm tra tình hình thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo kế hoạch và nội dung kiểm tra do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng của các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai công tác giám sát trên thực địa đối với các đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
Như vậy, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải báo cáo về tình hình triển khai đề án đến Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phục vụ công tác giám sát.
Thời hạn để báo cáo là hằng quý (trước ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?