Tổ chức công đoàn cơ sở của doanh nghiệp có được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đơn vị khác hay không?
- Quy chế về việc sử dụng nguồn tài chính công đoàn để đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế sẽ do ai ban hành?
- Tổ chức công đoàn cơ sở có được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đơn vị khác không?
- Tổ chức công đoàn cơ sở được phép sử dụng nguồn tài chính công đoàn để mua loại cổ phần nào của doanh nghiệp?
Quy chế về việc sử dụng nguồn tài chính công đoàn để đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế sẽ do ai ban hành?
Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về quyền của Chủ sở hữu như sau:
Quyền của Chủ sở hữu
1. Ban hành quy chế quản lý sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
...
Tại Điều 4 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về chủ sở hữu của công đoàn cơ sở như sau:
Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu
1. Chủ sở hữu.
Tổng Liên đoàn là chủ sở hữu tài chính, tài sản công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
2. Đại diện Chủ sở hữu.
Tổng Liên đoàn ủy quyền cho các cấp Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam là đại diện Chủ sở hữu vốn của đơn vị đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu theo phân cấp; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu về quyền hạn, nhiệm vụ được giao về quyết định sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Từ những quy định trên thì Tổng Liên đoàn Lao động sẽ có quyền ban hành quy chế quản lý sử dụng tài chính công đoàn để đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Tổ chức công đoàn cơ sở của doanh nghiệp có được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đơn vị khác hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức công đoàn cơ sở có được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đơn vị khác không?
Tại khoản 3 Điều 8 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về việc sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết. như sau:
Quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính
...
3. Sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
3.1. Đối tượng thực hiện
Các cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn và các đơn vị trực thuộc.
3.2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn góp vốn.
Đơn vị sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết phải lập đề án trình Tổng Liên đoàn phê duyệt để thực hiện.
...
Theo quy định trên, công đoàn cơ sở được sử dụng nguồn tài chính của công đoàn để thực hiện hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
Mục đích của việc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế là để nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công đoàn, tăng nguồn thu tài chính công đoàn, hỗ trợ thu nhập của cán bộ công đoàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời, bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức hợp tác, liên doanh không hình thành pháp nhân để phân chia lợi nhuận, kết quả hợp tác.
Do đó, có thể công đoàn cơ sở sẽ được phép sử dụng nguồn tài chính công đoàn thực hiện ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đơn vị khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công đoàn, tăng nguồn thu tài chính công đoàn, hỗ trợ thu nhập của cán bộ công đoàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội là vẫn có thể thực hiện.
Tuy nhiên để làm rõ hơn về vấn đề này, công đoàn cơ sở nên liên hệ với Tổng Liên đoàn Lao động để biết được thông tin cụ thể nhất.
Tổ chức công đoàn cơ sở được phép sử dụng nguồn tài chính công đoàn để mua loại cổ phần nào của doanh nghiệp?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 có quy định về việc mua cổ phần như sau:
Quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính
...
2. Về sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần.
2.1. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ. Khi Công đoàn cơ sở mua cổ phần, phải lập tờ trình, kèm theo phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền duyệt, trình công đoàn cấp trên trực tiếp đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
2.2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được sử dụng tài chính công đoàn của đơn vị để trực tiếp mua cổ phần hoặc thông qua công đoàn cơ sở và cấp dưới trực thuộc mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp công đoàn cổ phần hóa. Đơn vị mua cổ phần phải lập tờ trình, kèm theo văn bản của Ban cổ phần hóa doanh nghiệp chấp thuận cho tổ chức Công đoàn được mua cổ phần, trình công đoàn cấp trên có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
....
Như vậy, công đoàn cơ sở doanh nghiệp được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ.
Khi Công đoàn cơ sở mua cổ phần, phải lập tờ trình, kèm theo phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền duyệt, trình công đoàn cấp trên trực tiếp đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?