Tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải báo cáo số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ khi nào?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải báo cáo số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ khi nào?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật như thế nào?
- Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải báo cáo số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ khi nào?
Căn cứ tại Điều 75 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử như sau:
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử
1. Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
2. Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định tại Luật kế toán.
3. Liên đới chịu trách nhiệm với thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán của mình trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua website đó bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.
4. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử.
Như vậy, trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử.
Tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải báo cáo số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2014/TT-NHNN thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử phải quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật, cụ thể như sau:
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN thì có những loại dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
(i) Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
- Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
- Dịch vụ bù trừ điện tử;
- Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
(i) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
- Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
- Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
- Dịch vụ Ví điện tử.
Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định tại Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
- Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
- Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
- Thống kê về thương mại điện tử.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Ngoài ra, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?