Tổ chức đại diện hợp tác xã có phải đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên không?
Hợp tác xã có được tham gia vào tổ chức đại diện hợp tác xã không?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về quyền của hợp tác xã như sau:
Quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
11. Cho vay nội bộ theo quy định của Luật này.
12. Theo dõi riêng các khoản doanh thu, chi phí của giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài.
13. Liên danh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
14. Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
15. Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
16. Tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
17. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp nội bộ và xử lý thành viên vi phạm theo quy định của Điều lệ.
18. Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Theo đó, hợp tác xã sẽ có quyền tham gia vào tổ chức đại diện của hợp tác xã theo quy định.
Tổ chức đại diện hợp tác xã có phải đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên không? (Hình từ Internet)
Tổ chức đại diện hợp tác xã có phải đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 110 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có các nhiệm vụ sau đây:
a) Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công được giao hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
...
Theo đó, đại diện hợp tác xã sẽ có nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên hợp tác xã.
Hợp tác xã sau khi giải thể thì việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể theo thứ tự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể
...
3. Tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung không chia theo quy định tại các điểm a, c và đ khoản 2 Điều 88 của Luật này được giao cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo nguồn hình thành theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản chung không chia quy định tại điểm d khoản 2 Điều 88 của Luật này được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Tài sản chung không chia quy định tại điểm b và điểm e khoản 2 Điều 88 của Luật này được xử lý theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
4. Việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thanh toán chi phí giải thể bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi, định giá và thanh lý tài sản;
b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp thôi việc, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuế;
d) Khoản nợ khác.
5. Sau khi phân chia tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều này, phần còn lại được chia cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo tỷ lệ phần vốn góp.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể hợp tác xã cần phải thực hiện theo tứ tự ưu tiên sau đây:
- Thanh toán chi phí giải thể bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi, định giá và thanh lý tài sản;
- Thanh toán nợ lương, trợ cấp thôi việc, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Khoản nợ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?