Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
- Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
- Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì trong bao nhiêu ngày có thông báo?
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm như thế nào đối với vận tải hành khách trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo?
Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT, có quy định về thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như sau:
Thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo
1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan, đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ (trong trường hợp được phân cấp) hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định, hồ sơ gồm:
a) Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến cho phương tiện vào đón, trả hành khách;
c) Các bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có nội dung ngành nghề vận tải hành khách đường thủy; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện còn hiệu lực và phù hợp với tuyến hoạt động.”.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như sau:
- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách theo quy định;
Tải về bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách: Tại đây
- Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến cho phương tiện vào đón, trả hành khách;
- Các bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có nội dung ngành nghề vận tải hành khách đường thủy; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện còn hiệu lực và phù hợp với tuyến hoạt động.
Vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo
(Hình từ Internet)
Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì trong bao nhiêu ngày có thông báo?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT, có quy định về thủ tục đăng ký vận tải khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như sau:
Thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo
…
3. Chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan, đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ (trong trường hợp được phân cấp) xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân vận tải khách cố định trên tuyến. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và trả lời nêu rõ lý do
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức nộp hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan, đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ xem xét.
Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì có văn bản chấp thuận gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua thông dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân vận tải khách cố định trên tuyến từ bờ ra đảo.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm như thế nào đối với vận tải hành khách trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT, khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo
1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này theo quy định của pháp luật hàng hải và giao thông đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho Ủy ban nhân dân các
2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý hoặc kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo khác được công bố theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về đường thuỷ nội địa đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giao thông vận tải xem xét, phân cấp việc tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến được đề xuất phân cấp theo quy định hiện hành
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức quản lý hoặc kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo khác được công bố theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa;
Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về đường thuỷ nội địa đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?