Tổ chức đặt Hòm thư góp ý là trách nhiệm của ai để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổ chức đặt Hòm thư góp ý là trách nhiệm của ai?
- Việc trả lời các ý kiến tại Hòm thư góp ý được thực hiện bằng những hình thức gì để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổ chức đặt Hòm thư góp ý là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Tổ chức hòm thư góp ý như sau:
Tổ chức hòm thư góp ý
1. Công đoàn Bộ đặt Hòm thư góp ý để tiếp nhận các ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Chủ tịch Công đoàn Bộ phối hợp với Trưởng Ban Thanh tra nhân dân của Bộ tổ chức, quản lý Hòm thư góp ý; định kỳ hàng tháng tổng hợp ý kiến đóng góp để báo cáo Lãnh đạo Bộ giải quyết theo quy định.
...
Theo đó, Công đoàn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặt Hòm thư góp ý để tiếp nhận các ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức.
Chủ tịch Công đoàn Bộ phối hợp với Trưởng Ban Thanh tra nhân dân của Bộ tổ chức, quản lý Hòm thư góp ý. Đồng thời, định kỳ hàng tháng tổng hợp ý kiến đóng góp để báo cáo Lãnh đạo Bộ giải quyết theo quy định.
Hòm thư góp ý (Hình từ Internet)
Việc trả lời các ý kiến tại Hòm thư góp ý được thực hiện bằng những hình thức gì để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Tổ chức hòm thư góp ý như sau:
Tổ chức hòm thư góp ý
...
3. Việc trả lời các ý kiến tại Hòm thư góp ý được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp trao đổi trong trường hợp người đóng góp ý kiến yêu cầu.
b) Báo cáo công khai tại các cuộc họp của Bộ nếu vấn đề có liên quan đến hoạt động chung của Bộ.
c) Thông báo bằng văn bản cho người góp ý kiến và cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm bố trí, tổ chức và quản lý Hòm thư góp ý tại đơn vị mình.
Như vậy, việc trả lời các ý kiến tại Hòm thư góp ý được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Trực tiếp trao đổi trong trường hợp người đóng góp ý kiến yêu cầu.
- Báo cáo công khai tại các cuộc họp của Bộ nếu vấn đề có liên quan đến hoạt động chung của Bộ.
- Thông báo bằng văn bản cho người góp ý kiến và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định Nguyên tắc thực hiện dân chủ như sau:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ
1. Phát huy dân chủ gắn với thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tôn trọng và bảo đảm quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế này.
3. Thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng dân chủ và các quy định của Quy chế này để làm trái với Hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và công dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, gây mất đoàn kết nội bộ.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phát huy dân chủ gắn với thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế này.
- Thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng dân chủ và các quy định của Quy chế này để làm trái với Hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và công dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, gây mất đoàn kết nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?