Tổ chức đấu giá tài sản có được quyền tự quyết định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không thỏa thuận với người có tài sản hay không?
- Tổ chức đấu giá tài sản có được quyền tự quyết định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không thỏa thuận với người có tài sản hay không?
- Chế tài khi tổ chức đấu giá tài sản quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản là gì?
- Người trực tiếp giám định tài sản có được quyền đăng ký tham gia đấu giá hay không?
Tổ chức đấu giá tài sản có được quyền tự quyết định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không thỏa thuận với người có tài sản hay không?
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá được quy định tại Điều 40 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
c) Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
d) Đấu giá trực tuyến.
2. Phương thức đấu giá bao gồm:
a) Phương thức trả giá lên;
b) Phương thức đặt giá xuống.
3. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng, tổ chức đấu giá tài sản phải thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức đấu giá để tiến hành cuộc đấu giá.
Hình thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
Hay nói cách khác, tổ chức đấu giá tài sản không được phép quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản.
Chế tài khi tổ chức đấu giá tài sản quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản là gì?
Chế tài khi tổ chức đấu giá tài sản quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản là gì? (Hình từ Internet)
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Nghị định 82/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định;
b) Lập, quản lý, sử dụng sổ, biểu mẫu không đúng quy định;
c) Gửi giấy đề nghị không đúng thời hạn khi thay đổi về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
d) Quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản;
đ) Không chuyển hoặc chuyển không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định;
e) Không ký hợp đồng lao động với đấu giá viên làm việc tại doanh nghiệp mình, trừ trường hợp đấu giá viên là thành viên sáng lập hoặc tham gia thành lập;
g) Không niêm yết, không công khai thù lao dịch vụ đấu giá tài sản;
h) Từ chối nhận người tập sự mà không có lý do chính đáng; thông báo, báo cáo về việc nhận tập sự không đúng quy định;
i) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho đấu giá viên thuộc tổ chức mình;
Như vậy, khi tổ chức đấu giá tài sản quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Người trực tiếp giám định tài sản có được quyền đăng ký tham gia đấu giá hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016 về đăng ký tham gia đấu giá như sau:
Đăng ký tham gia đấu giá
…
4. Những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá:
a) Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
b) Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
c) Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
d) Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản này;
đ) Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
Như vậy, người trực tiếp giám định tài sản không được đăng ký tham gia đấu giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?